Ngày Internet Việt Nam năm nay tập trung thảo luận các chủ đề về điện toán đám mây, công nghệ 5G, công nghệ mã nguồn mở và công nghệ “Make in Việt Nam”, hướng tới các giải pháp để chuyển đổi số thành công.

{keywords}
Phổ cập internet toàn dân để “Hiện thực hóa khát vọng chuyển đổi số của Việt Nam”

Internet được coi là nền tảng đầu tiên cho việc phát triển hệ sinh thái số đã xuất hiện ở Việt Nam cách đây 23 năm. Trong giai đoạn mới, việc xây dựng một hệ sinh thái số đang đặt nhiều vấn đề như bảo vệ dữ liệu, tạo dữ liệu lớn, đảm bảo an toàn an ninh mạng, hướng tới xây dựng môi trường internet lành mạnh, an toàn, phục vụ cho sự phát triển của toàn xã hội. Do đó, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 đã xác định rõ 3 trụ cột là “Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số” với quan điểm là đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương, tạo cơ hội để nâng cao thứ hạng quốc gia.

Theo báo cáo về Kinh tế số của Hãng Google phát hành tháng 11-2020, số lượng người dùng internet mới ở Việt Nam đang tăng trưởng 41%, cao nhất trong khu vực và cao hơn mức trung bình của khu vực Đông Nam Á  (36 %). Tuy nhiên, ở khu vực nông thôn, việc tăng trưởng số lượng người dùng internet mới chỉ khoảng 24%.

Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam Vũ Hoàng Liên chia sẻ, hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong 20 nước sử dụng internet nhiều nhất. Với xu hướng internet trở thành một hệ sinh thái của chuyển đổi số, các chương trình, mục tiêu của Ngày Internet Việt Nam 2020 góp phần giúp các đơn vị hiện thực hóa khát vọng chuyển đổi số.

Anh Phương