Phong trào "Chiếm phố Wall" bắt nguồn từ nước Mỹ đã nhanh chóng lan rộng
tới các thành phố lớn ở châu Âu, châu Á và cả châu Phi.
TIN BÀI KHÁC:
Biểu tình chống Phố Wall tiếp tục lan rộng
Thấy gì đằng sau “Chiếm phố Wall”?
'Chiếm lấy Phố Wall' - đâu phải chuyện đùa
Biểu tình Phố Wall - Mùa xuân Ảrập lan sang Mỹ?
Hình ảnh biểu tình từ Phố Wall lan khắp Mỹ
Clip biểu tình chống Phố Wall lan rộng ở Mỹ
Người biểu tình tập trung tại Quảng trường Thời đại tối 15/10
Tại New York, nơi phong trào "Chiếm phố Wall" ra đời, đã có ít nhất 5.000 người đổ về Quảng trường Thời đại ở trung tâm Manhattan. Không khí tại đây không khác gì đêm giao thừa khi người biểu tình thả bóng bay, chụp ảnh, cùng nhau đếm ngược và hô "chúc mừng năm mới".
Cảnh sát cho biết có 3 người đã bị bắt tại Quảng trường Thời địa sau khi cố lao qua hàng rào cảnh sát và 5 người đàn ông bị bắt vì mang mặt nạ. Cảnh sát cũng bắt 24 người xâm phạm ngân hàng Citibank chi nhánh Manhattan.
Vào khoảng 8 giờ tối, có thêm 42 người nữa bị bắt vì phong tỏa vỉa hè. Tuy nhiên, người biểu tình than phiền rằng họ không có chỗ để đi với một hàng rào cảnh sát ngăn bạo động trước mặt và hàng ngàn người biểu tình ở phía sau.
"Chiếm phố Wall" lan sang cả Cape Town, Nam Phi
Các cuộc biểu tình nhỏ và diễn ra trong không khí hòa bình đã lan tới khu vực châu Á Thái Bình Dương vào hôm 15/10. Tại Auckland, New Zealand, 3.000 người đã gõ trống và hô vang.
Người biểu tình tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc
Tại Sydney, khoảng 2.000 người, bao gồm cả đại diện của nhóm Thổ dân, công đoàn và cộng sản đã đứng bên ngoài Ngân hàng Dự trữ trung ương Australia để phản đối.
Hàng trăm người tuần hành tại Tokyo. Hơn 100 người tụ tập tại sàn giao dịch Taipei (Đài Loan) hô vang khẩu hiệu, phê phán tăng trưởng kinh tế chỉ có lợi cho các công ty trong khi lương của tầng lớp trung lưu lại không được trả xứng đáng. Tại HongKong, sinh viên và hưu trí đã tập trung tại ngân hàng đầu tư Goldman Sachs.
Bồ Đào Nha là nơi có cuộc biểu tình đông nhất với hơn 20.000 người tuần hành tại Lisbon và thành phố Oporto, hai ngày sau khi chính phủ công bố hàng loạt các biện pháp thắt lưng buộc bụng.
Cảnh sát tại Rome (Italy) phải bắn đạn hơi cay để giải tán đám đông.
Trong khi đó, tại Italy, cuộc biểu tình đã biến thành bạo động. Cảnh sát đã phải dùng hơi cay, vòi rồng và rùi cui để giải tán đám đông khi một nhóm người đeo mặt nạ đã đập phá cửa hàng, xe cộ trên đường.
Tại Madrid (Tây Ban Nha), Berlin (Đức), London (Anh), người biểu tình đã tập trung tại trước cửa các ngân hàng và trung tâm tài chính để thể hiện sự bất bình của mình.
Madrid, Tây Ban Nha
Frankfurt, Đức
Sầm Hoa (Theo Daily Mail/Reuters)