Chất thải y tế y tế là các chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế từ quá trình sinh hoạt đến hoạt động khám chữa bệnh. Chất thải y tế có thể gây ra các sự cố môi trường như dịch bệnh, rò rì hóa chất, phóng xạ. Vì vậy, quản lý chất thải y tế đặc biệt chất thải rắn nguy hại đã được Luật Môi trường, Thông tư 20/2021 của Bộ Y tế, Thông tư 02/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 

Tại Tiền Giang, tháng 7/2023, UBND tỉnh đã ban hành quy định xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh. Theo đó, quy định chung tất cả chất thải rắn y tế nguy cần được phân loại, thu gom riêng biệt với chất thải rắn y tế thông thường và chất thải rắn sinh hoạt trước khi đưa vào khu vực lưu giữ tại cơ sở phát sinh theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế. Tuyệt đối nghiêm cấm tái chất chất thải rắn y tế nguy hại để sản xuất đồ dùng, bao bì sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm. 

Việc thu gom vận chuyển và xử lý chất thải y tế phải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Chất thải rắn y tế thông thường lẫn vào chất thải y tế nguy hại sẽ được xử lý như chất thải y tế nguy hại. 

Chất thải rắn y tế nguy hại từ cơ sở y tế sẽ được xử lý tại chính cơ sở y tế hoặc tập trung theo cụm. Các cơ sở y tế không thuộc danh mục các cơ sở y tế theo mô hình cụm và đã được đầu tư công trình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đảm bảo theo quy định để tự xử lý chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh trong khuôn viên bệnh viện.

benh nhan .jpg
Tất cả rác thải y tế đều phải phân tại nguồn. 

Đối với cơ sở không thuộc danh mục theo mô hình cụm và không đầu tư công trình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại phải ký hợp đồng với đơn vị và chuyển giao chất thải y tế nguy hại cho cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải theo đúng quy định tại Nghị định số 08/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Hiện, tỉnh Tiền Giang có 12 cụm xử lý chất thải y tế nguy hại. Trong đó, đa phần sử dụng công nghệ xử lý chất thải rắn y tế nguy hại bằng lò hấp. Ví dụ cụm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang tại xã Phước Thạnh, TP. Mỹ Tho có công suất lò hấp là 70kg/mẻ. Lò hấp này thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại cho bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành và Chợ Gạo. 

Cụm Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy có lò đốt với công suất 30kg/mẻ và lò hấp 90kg/mẻ. Hiện đang xử lý chất thải y tế nguy hại cho bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thị xã Cai Lậy, huyện Cai Lậy, Cái bè. 

Bệnh viện Đa khoa khu vực Gò Công (thị xã Gò Công) cũng có hai hệ thống lò đốt và lò hấp. Công suất lò đốt là 30kg/mẻ, lò hấp 60kg/mẻ. Hệ thống xử lý chất thải này đang xử lý cho bệnh viện và các cơ sở trên địa bàn huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông, Chợ Gạo. 

Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Y tế tăng cường giám sát, đào tạo tập huấn cho cán bộ công nhân viên làm công tác quản lý chất thải thực hành theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý chất thải y tế trong cơ sở y tế và các cơ sở xử lý chất thải y tế bên ngoài cơ sở y tế; tổ chức hướng dẫn các cơ sở y tế thực hiện đúng quy định về công tác quản lý chất thải, bảo vệ môi trường y tế, thực hiện truyền thông về quản lý chất thải y tế ngăn ngừa các sự cố môi trường do y tế xảy ra. 

Hồng Hạnh và nhóm PV, BTV