Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã gây ra tranh cãi lớn khi rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Đây không phải thỏa thuận an ninh quốc tế đầu tiên mà Mỹ từ bỏ. Lần gần đây nhất mà Mỹ rút khỏi một thỏa thuận tương tự, một cuộc chiến tàn khốc nhất lịch sử đã xảy ra.

Vai trò của Mỹ

Việc Mỹ rút khỏi Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) khiến nhiều người lo ngại sẽ dẫn tới chiến tranh bùng phát. JCPOA là thỏa thuận phần lớn do Mỹ thiết kế. Việc rút khỏi JCPOA không chỉ là cách Tổng thống Trump thể hiện sự phản đối với chính sách ngoại giao truyền thống của Mỹ, mà còn khiến người ta nhớ lại một tiền lệ tồi tệ: Hiệp ước Versailles.

Theo tờ Foreign Policy, khi rút khỏi thỏa thuận Iran, Mỹ đang lặp lại kịch bản rút khỏi Hiệp ước Versailles – động thái mà sau này đã dẫn tới cuộc chiến tranh tàn khốc nhất lịch sử thế giới.

Từ xưa tới nay, Mỹ chịu trách nhiệm đàm phán và thực thi một số thỏa thuận ngoại giao đa phương quan trọng và tồn tại lâu dài trong thế kỷ 20. Ví dụ như Hiệp ước Hải quân Washington 1922, Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương 1949 và Hiệp ước Helsinki 1975. Các hiệp ước nói trên do nhiều nước với nhiều lợi ích khác nhau soạn thảo và đều đóng góp vào hệ thống quốc tế hòa bình và cởi mở, mang lại lợi ích cho Mỹ và đồng minh thông qua việc các bên tham gia đều tuân thủ cam kết lâu dài liên quan tới an ninh.

Các hiệp ước nói trên đều bất khả thi nếu thiếu sự cam kết và ủng hộ của Mỹ. Hơn bất kỳ quốc gia nào khác, Mỹ từ lâu đã là tác giả và là người thực thi trật tự thế giới. Tuy nhiên, Hiệp ước Versailles lại là một vết nhơ đen tối với lịch sử của Mỹ.

{keywords}
Bìa Hiệp ước Versailles

Dựa trên đề xuất thời trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất của Tổng thống Theodore Roosevelt về thành lập một Liên đoàn Hòa bình, Tổng thống Woodrow Wilson đã dẫn đầu nỗ lực tạo ra một thỏa thuận đa quốc gia vào cuối cuộc chiến đó để đảm bảo hòa bình vĩnh viễn. Liên đoàn các quốc gia sẽ là trung tâm của Hiệp ước Versailles. Đây sẽ là một cơ quan quốc tế bao gồm mọi quốc gia, có chức năng phân xử bất đồng giữa các quốc gia, khuyến khích hợp tác và trừng phạt hành vi gây hấn.

Việc Thượng viện Mỹ hồi tháng 11/1919 và tháng 3/1920 bác bỏ Hiệp ước Versailles đã hủy hoại giấc mơ đó. Viện các lý do như tâm lý chán nản chiến tranh của người Mỹ, tâm lý chống Anh và mất niềm tin vào các thỏa thuận ngoại giao phức tạp, một nhóm các nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa đã phản đối Hiệp ước Versailles.

Với các nghị sĩ Cộng hòa vốn ra mặt thách thức Tổng thống Wilson, họ có lợi về mặt chính trị khi gieo rắc cho dân chúng nỗi sợ Mỹ can dự ở nước ngoài. Với họ, các bức tường chia cắt dường như an toàn hơn quan hệ hợp tác mới với các đối thủ trước đây.

Chủ nghĩa biệt lập

Chủ nghĩa biệt lập của Mỹ đã không công nhận tính hợp pháp của Hiệp ước Versailles. Tại sao các nước lại tham gia một hiệp ước mà một trong những nước hàng đầu đề xuất ra hiệp ước, cũng là một trong những cường quốc mới nổi, lại từ chối tham gia? Nhiều nhà quan sát cho rằng chính trị trong nước chính là yếu tố khiến Mỹ bác bỏ Hiệp ước. Sự việc khiến dư luận củng cố thêm quan điểm đã có từ lâu rằng Mỹ là một đối tác không đáng tin cậy.

Tại sao các nước phải tự trói tay trong khi Mỹ có thể hành động tự do khi không tham gia hiệp ước? Trong thập kỷ sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, các hành động của Mỹ đã khuyến khích chủ nghĩa đơn phương từ các quốc gia mạnh khác như Đức, Nhật Bản...

Lãnh đạo các quốc gia theo “chủ nghĩa xét lại” này coi Hiệp ước Versailles là công lý không công bằng của người thắng cuộc. Năm 1922, Đức và Liên Xô đã sử dụng lý lẽ này để hợp tác tài chính, quân sự ở Đông Âu để tăng cường sức mạnh.

{keywords}
Lãnh đạo Anh, Italy, Pháp và Mỹ tại hội nghị hòa bình Versailles ngày 27/5/1919.

Việc Mỹ bác Hiệp ước Versailles càng khiến cho những tuyên bố của Đức và Liên Xô thêm đáng tin cậy. Vì lý do đó, ý tưởng về chủ nghĩa quốc tế tự do và an ninh tập thể vẫn không phổ biến ở châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ những năm 1920 và 1930.

Những tình huống dễ xung đột này khiến người Mỹ tổn thương. Là một nước không thuộc Liên đoàn các quốc gia, không tham gia bất kỳ liên minh nào, Mỹ không thể gây sức ép quốc tế tương ứng với thế mạnh về kinh tế và diện tích. Các biện pháp trừng phạt quốc tế mà Mỹ áp đặt với nước khác khó mà được thực thi vì thiếu sự phối hợp giữa các quốc gia. Việc phân xử quốc tế không thể thực thi vì không có cơ quan quốc tế nào đủ khả năng thực hiện nhất quán.

Khi chủ nghĩa phát xít xâm chiếm các quốc gia láng giềng, các nước vẫn bảo vệ trật tự hiện hữu, trong đó có Mỹ đã đàm phán nhiều biện pháp tạm thời và không mấy hiệu quả.

Tổng thống Franklin D. Roosevelt nhận thấy chính sách đơn phương thiển cận của Mỹ đã khiến thế giới xảy ra một cuộc chiến còn tồi tệ hơn: Chiến tranh Thế giới thứ hai. Trước khi Mỹ gia nhập cuộc xung đột, ông Roosevelt nhấn mạnh cam kết đa phương thông qua việc ủng hộ nghị trình “Bốn điều tự do” mở rộng và ký kết Hiến chương Đại Tây Dương năm 1941. Mỹ đã thắng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và sau đó là Chiến tranh Lạnh nhờ Tổng thống Roosevelt và người kế nhiệm của hai đảng đã đi đầu trong các thỏa thuận đa phương thời hậu chiến sau năm 1945, khác hẳn với thời kỳ sau năm 1919.

Mọi người đều tin rằng các thỏa thuận quốc tế được các tổng thống cùng đảng ký kết sẽ được người kế nhiệm thuộc cả hai đảng tôn trọng. Ví dụ như ông Ronald Reagan dù chỉ trích hiệp ước SALT II và Kênh đào Panama khi tranh cử tổng thống nhưng đều cam kết tuân thủ sau khi nhậm chức. Ông Reagan hiểu rằng hợp tác quốc tế phải được đặt cao hơn lợi ích đảng phái và một nhà lãnh đạo toàn cầu phải tuân thủ.

Thông qua Liên hợp quốc, Bretton Woods, NATO và Đạo luật Helsinki, Mỹ đã nhân gấp nhiều lần sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị để răn đe, ngăn chặn các kẻ thù. Mỹ đã tận dụng sức mạnh quốc gia và sự ủng hộ quốc tế hiệu quả hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, hiện giờ sức mạnh quân sự của Mỹ đã bị thách thức ở Afghanistan, Iraq, Syria… Trung Quốc đã trở thành một đối thủ kinh tế đáng gờm của Mỹ. Mỹ cũng đã xa lánh các đồng minh hơn bao giờ hết.

Với động thái bác bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran của Tổng thống Trump, thế giới một lần nữa lại có lý do để tự hỏi liệu Mỹ có còn gắn bó với một thỏa thuận an ninh nào khác mà chính Mỹ đã thiết kế và ủng hộ không.

Theo Báo Tin tức

Ngày này năm xưa: Thảm kịch máy bay Pháp đâm xuống Đại Tây Dương

Ngày này năm xưa: Thảm kịch máy bay Pháp đâm xuống Đại Tây Dương

Chuyến bay 447 của Air France, ngày 1/6/2009, gặp nạn trên đường từ Rio de Janeiro của Brazil tới Paris. Toàn bộ 228 gồm hành khách, tổ tiếp viên và phi công thiệt mạng.

Hành trình sa ngã của quan chức TQ nổi tiếng 'thanh liêm'

Hành trình sa ngã của quan chức TQ nổi tiếng 'thanh liêm'

Những ngày gần đây, báo chí Trung Quốc lại ồn ào với cái tên Trần Tuyết Phong, người từng được xem là quan chức trí thức nổi tiếng thanh liêm, nhưng cuối cùng lại sa ngã.

Ly kỳ vụ nhà báo Nga ngụy tạo chuyện bị ám sát ở Ukraina

Ly kỳ vụ nhà báo Nga ngụy tạo chuyện bị ám sát ở Ukraina

Phóng viên Nga Babchenko bất ngờ xuất hiện khỏe mạnh tại một cuộc họp báo ở Ukraina, bất chấp việc truyền thông Ukraina trước đó đưa tin ông bị bắn chết ở Kiev.

Lộ diện kẻ tuồn tin mật khiến Tổng thống Mỹ Nixon 'ngã ngựa'

Lộ diện kẻ tuồn tin mật khiến Tổng thống Mỹ Nixon 'ngã ngựa'

Sau hơn 30 năm che giấu, cựu Phó giám đốc FBI rốt cuộc thú nhận là kẻ tuồn tin mật về vụ Watergate cho báo chí, khiến Tổng thống Mỹ Richard Nixon mất chức.

Ngày này năm xưa: Vụ án mạng chấn động giới truyền thông Mỹ

Ngày này năm xưa: Vụ án mạng chấn động giới truyền thông Mỹ

Jonathan Levin, một giáo viên tiếng Anh, 31 tuổi, được nhiều người yêu quý đã bị chém và bắn chết tại căn hộ ở khu Upper West Side, New York.