- Miền Tây Quảng Nam với những cây quế quý, những mỏ vàng lớn nhất nước, vùng đặc sản sâm Ngọc Linh hiếm có. Sở hữu tài nguyên giàu có bậc nhất nhưng vùng đất này vẫn rất nghèo khó. Giờ, chính quyền huyện đang đặt niềm tin vào sâm Ngọc Linh - phấn đấu 10 năm tới sẽ thu hơn 2 tỷ đô mỗi năm từ loại cây này.

8 nhiệm kỳ lãnh đạo, vẫn nghèo đói

“Đến giờ tui vẫn day dứt tại sao người dân miền rừng Quảng Nam vẫn nghèo đói? Cần phải có câu trả lời để tìm hướng phát triển kinh tế, giúp người dân thoát nghèo... ”- Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My Hồ Quang Bửu tâm sự.

Câu hỏi cứ đeo bám vị lãnh đạo huyện suốt hơn một năm nay, kể từ khi ông nhậm chức.

“Nhiều năm công tác ở Sở (trước ông là GĐ Sở Thông tin Truyền thông tỉnh - PV), tui không lạ chi vùng rừng núi Quảng Nam. Suốt mấy chục năm được nhà nước đầu tư nhưng vẫn đói nghèo. Năm 2013, Nam Trà My nằm trong danh sách nghèo nhất nước với tỷ lệ hộ nghèo trên 70%. Đến cuối năm 2014, tỷ lệ này đã giảm xuống còn hơn 62%. Đã qua 8 nhiệm kỳ lãnh đạo huyện kể từ sau ngày giải phóng - khi Trà My chưa chia tách - giờ đã thành hai huyện Nam và Bắc Trà My, song đây vẫn là một trong những huyện nghèo của cả nước”, ông Bửu trăn trở.

{keywords}

Một thời người dân Trà My lao đao vì cây quế bắc, để có cái ăn họ kéo nhau đi đào vàng dưới sông suối. Khi hết vàng, để có cái ăn người dân lại kéo nhau lên núi chặt phá rừng để lấy đất làm rẫy.

{keywords}

 Một làng người dân Xê Đăng trên đỉnh Ngọc Linh

{keywords}

Một số người dân trên đỉnh Ngọc Linh bắt đầu trồng sâm Ngọc Linh trong vườn rừng. Tuy nhiên, họ gặp khó khăn về nguồn giống.

Ông nói: “Câu hỏi tui đặt ra mỗi đêm là tại sao bà con nhân dân Nam Trà My sống trên núi vàng của tài nguyên khoáng sản, của những sản vật nức tiếng như quế, như sâm mà vẫn phải nghèo? Tại sao nghị quyết đã có, chính quyền đủ mạnh với đội ngũ trẻ tâm huyết, vậy mà 40 năm nay tình hình vẫn chưa khá lên?”.

Ngay cả Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện, ông Lê Ngọc Kích, người gắn trọn cả đời mình nơi miền rừng này, cũng có tâm trạng tương tự.

Hết quế đến vàng

Một thời cây quế Trà My, sản vật nổi tiếng đã được đưa vào nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ), sau này là Quảng Nam, được trồng ào ạt ở đây với mong muốn thoát nghèo nhanh.

Kết quả, những rừng quế bạt ngàn ở Trà My mọc lên, có giá trị hàng tỷ USD. Nhưng khổ nổi, cây quế bắc trồng ở đất này lại không cho tinh dầu nên đến tuổi khai thác bán chẳng ai mua.

Cả rừng quế bạt ngàn biến thành củi đốt. Đau xót hơn, khi đưa cây quế bắc vào trồng đại trà, sau một thời gian ngắn, quế bản địa có giá trị kinh tế cao bị lai tạp và tuyệt diệt. Thương hiệu cây quế Trà My biến mất từ đó, kèm theo là hàng nghìn tỷ đồng đầu tư mất trắng nên người dân lâm vào cảnh khốn cùng.

Ông Kích đau xót bảo: Bài học cây quế với tham vọng xóa nghèo nhanh đã biến người dân thủ phủ quế Trà My nức tiếng càng rơi vào cảnh nghèo nhanh.

Người dân vùng rừng núi Trà My loay hoay trong vòng cây con không lối thoát thì bỗng dưng, vàng từ dưới đất trồi lên. Người dân địa phương bỏ nương bỏ rẫy ào ạt kéo đi đào vàng. Dân tứ xứ cũng đổ về, bắt đầu công cuộc khai thác vàng để làm giàu. Nằm dưới sông, dưới khe suối, nổi trên núi với cơ man nào là vàng. Thời đó, cả Trà My đi đến đâu cũng gặp vàng.

Người dân Trà My lại một phen khốn đốn vì vàng. Kẻ giàu nhanh, người dân thì không còn đói vì nhờ vàng. Nhưng, chỉ 20 năm sau, cả vùng vàng cạn kiệt vì bị khai thác trái phép, để lại một “bãi chiến trường”: rừng núi sông suối bị tàn phá, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội tràn lan. Một kiếp nạn nữa lại giáng xuống đầu người dân miền rừng này phải gánh chịu.

{keywords}

Cây sâm Ngọc Linh đang mùa ra hoa

{keywords}

Vườn sâm giống của người dân trên đỉnh Ngọc Linh

{keywords}

Tiêu bản củ sâm Ngọc Linh

Khát vọng từ sâm Ngọc Linh

Hôm tôi lên Nam Trà My, cả huyện khó nghèo này náo nức với khát vọng làm giàu từ cây sâm Ngọc Linh. Hỏi chuyện Phó Chủ tịch UBND huyện Lê Ngọc Kích với dự án cây sâm được đưa vào nghị quyết của Đảng bộ, của Hội đồng nhân dân và đang triển khai liệu đó có phải là tham vọng xóa nghèo nhanh mà chính quyền đưa ra?

Ông Kích lắc đầu bảo: “Thú thật giờ chúng tôi không dám tham vọng làm giàu nhanh như thời cây quế nữa, mà chỉ mong đưa sâm quý hiếm trở thành cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao trong lộ trình 20 năm tới”.

Trong khi đó, “nhìn trên bản đồ sâm thế giới, chúng ta đã đi quá chậm và thậm chí, nguy cơ nguồn gen quý hiếm sẽ bị tuyệt diệt nếu không có chiến lược quốc gia cho cây sâm Ngọc Linh. Nhưng chưa phải hết cơ hội cứu cây, giúp dân thoát nghèo” - chủ tịch Hồ Quang Bửu kỳ vọng.

Trên bản đồ nhân sâm thế giới, hiện có 4 nước sản xuất sâm, cung cấp cho khoảng 35 thị trường. Mức độ tiêu thụ mỗi nước khác nhau, hiện chưa có số liệu thống kê.

Song, chỉ riêng 4 quốc gia sản xuất nhân sâm lớn nhất là Hàn Quốc, Trung Quốc, Canada và Mỹ đã chiếm hơn 99% sản lượng nhân sâm toàn thế giới, với 88.080 tấn mỗi năm.

Tổng giá trị thị trường nhân sâm hiện nay ước khoảng 2.084 triệu USD. Trong đó, riêng Hàn Quốc đã chiếm tới một nửa, là thị trường phân phối nhân sâm lớn nhất thế giới.

Với cây sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) - một loại dược phẩm quý hiếm, được các nhà khoa học xếp vào một trong bốn cây sâm quý nhất trên thế giới đó là sâm Mỹ, sâm Hàn Quốc, sâm Triều Tiên và sâm Việt Nam.

Cây sâm Ngọc Linh đã được các nhà khoa học, các cơ quan chuyên môn trong và ngoài nước đánh giá rất cao, không những về giá trị kinh tế, mà còn về công dụng chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe.

Thế nhưng, hơn 40 năm qua kể từ khi cây sâm quý của Việt Nam được phát hiện, nó vẫn chưa có mặt trên thị trường thế giới.

Vũ Trung (còn tiếp)