Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng. OCOP yêu cầu cần được triển khai một cách có hệ thống với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, không phải là một phong trào hay cuộc vận động và không phải là nhiệm vụ của riêng ngành nông nghiệp.

{keywords}
Sản phẩm OCOP- giải pháp nâng chất phát triển nông thôn mới

Cả nước hiện có 46 tỉnh, thành phố đánh giá, phân hạng và công nhận 2.169 sản phẩm OCOP, đạt trên 90%  so với kế hoạch là 2.400 sản phẩm; trong đó, có gần 700 sản phẩm 4 sao và 43 sản phẩm đang được Hội đồng OCOP cấp quốc gia đang tổ chức đánh giá, phân hạng xem xét xếp hạng 5 sao.

Có được kết quả trên là nhờ những cơ chế, chính sách đã cơ bản hình thành bộ khung để chương trình triển khai, đặc biệt là sự vào cuộc của địa phương. Ngoài ban hành các quyết định về tiêu chí đánh giá, phân loại sản phẩm OCOP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia. Bộ Công Thương cũng ban hành các tiêu chí về điểm bán hàng OCOP. Ngân hàng Nhà nước cũng có văn bản hướng dẫn các ngân hàng hỗ trợ cho vay…

Một điểm đáng chú ý là trong gần 1.300 chủ thể có sản phẩm được công nhận OCOP có trên 470 chủ thể, chiếm đến 38% tổng các chủ thể là hợp tác xã. Như vậy, Chương trình OCOP đã tạo ra sân chơi, cơ hội để nông dân liên kết, xây dựng hợp tác xã để sản xuất ra sản phẩm. Ở đó có sự nâng cấp về chất lượng, bao bì, mẫu mã, tiêu chuẩn và định hướng thị trường tiêu thụ, điều chỉnh sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường.

Theo ông Nguyễn Minh Tiến, xuất phát từ những sản phẩm truyền thống nhưng người sản xuất đã phát triển ra các sản phẩm mới với sự điều chỉnh các kích cỡ mẫu mã, hương vị cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng hiện đại… thậm chí ứng dụng khoa học công nghệ để tạo ra giá trị gia tăng.

Ngọc Trang
Ảnh: Phạm Thiện