- Các nhân vật hoạt hình có thể mang giọng của Minh Hằng, Trấn Thành hay Thanh Bạch, nhưng nhân vật do Angelina Jolie hay Johnny Depp đóng thì có lẽ là không!
TIN BÀI KHÁC
Thuỷ Tiên đã mang bầu 3 tháng
Uyên Linh thể hiện phong độ xuất sắc tại HN
Thanh Hằng diện váy 150 triệu khoe hình xăm "khủng"
Phương Mai trở thành siêu mẫu Việt Nam
Đăng ký vé để gặp Phương Thanh, Thanh Lam
"Khát vọng sống và yêu" thắp lửa trong tim
Nhà đài biết trước kết quả siêu mẫu?
Đã hơn một năm kể từ khi bộ phim “Rio” (Vẹt xanh nhát cáy, tháng 4.2011) khơi mào cho loạt phim có phiên bản lồng tiếng Việt, bên cạnh phiên bản dùng phụ đề và giữ nguyên ngôn ngữ gốc. Uyên Linh thể hiện phong độ xuất sắc tại HN
Thanh Hằng diện váy 150 triệu khoe hình xăm "khủng"
Phương Mai trở thành siêu mẫu Việt Nam
Đăng ký vé để gặp Phương Thanh, Thanh Lam
"Khát vọng sống và yêu" thắp lửa trong tim
Nhà đài biết trước kết quả siêu mẫu?
Được chú ý hơn nhờ người nổi tiếng
Công chúa tóc xù Merida mang giọng của ca sĩ Bảo Thy trong phiên bản lồng tiếng Việt phim “Brave”
Sự kiện vốn gây chú ý đã giúp bộ phim của đạo diễn Carlos Saldanha (phim “Ice Age”) thu về hơn 1 triệu USD tại thị trường VN, một con số kỷ lục vào thời điểm ấy. Trước đó vài năm, màn ảnh Việt từng có hai bộ phim hoạt hình lồng tiếng Việt do hãng Sony Pictures và Universal thực hiện nhưng không đạt được hiệu quả nghệ thuật khi lấy rãnh âm thanh giọng gốc ra để chèn vào giọng địa phương, làm mờ đi nhiều âm thanh sống động của bản gốc.
Đến nay, màn ảnh Việt có thêm nhiều phim 3D được lồng tiếng Việt như “Xì trum”, “Mèo đi hia”, “Alvin và các chú sóc chuột”, “Thần Lorax”…Các nhân vật mang tính cách Mỹ thường được lồng giọng nói của các nghệ sĩ nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực như Đàm Vĩnh Hưng, Bảo Thy, Minh Hằng (ca nhạc), Thành Lộc, Hữu Châu, Thanh Thủy, Thanh Vân, Đại Nghĩa (kịch nói), Thanh Bạch, Trấn Thành (MC), Minh Tiệp (diễn viên)…
Một phim hoạt hình khác có phiên bản 3D lồng tiếng, đó là “Brave” (Công chúa tóc xù) sẽ được ra mắt ở Việt Nam. Họ mời ca sĩ Bảo Thy vào vai công chúa Merida, vốn do Kelly Macdonald đảm nhận trong phiên bản gốc. Đây là điểm khác biệt đối với phiên bản gốc do hãng phim Pixar sản xuất, hãng này vốn giữ truyền thống không dùng “chiêu” mời người nổi tiếng lồng tiếng để tạo thêm sức hút cho bộ phim.
Nếu như việc làm phụ đề thường tốn khoảng 200 triệu đồng của nhà phát hành, thì công việc làm phiên bản lồng tiếng phức tạp và chi phí mắc hơn. Trong trường hợp của “Rio”, nhà phát hành tiết lộ chi phí lên tới hơn 1 tỷ đồng, bao gồm các phần việc thử giọng, thu âm tại VN, hậu kỳ kỹ thuật tại Úc hay Mỹ…
Làm phiên bản lồng tiếng tốn kém hơn phiên bản phụ đề, nhưng khả năng doanh thu lại cao hơn.
Chi phí tốn kém hơn, thời gian bỏ ra nhiều hơn là hai yếu tố rõ ràng đã buộc các nhà phát hành cân nhắc kỹ về khả năng lợi nhuận cộng thêm, trước khi quyết định làm thêm phiên bản lồng tiếng. Đây là lý do vì sao không phải phim nào được nhập về cũng có phiên bản lồng tiếng. Mặt khác, không phải lúc nào các nhà phát hành cũng có thể đưa ra quyết định đúng. Điển hình như bộ phim “Kungfu Panda 2” hồi hè 2011, dù đang giữ kỷ lục doanh thu của phòng vé VN với con số 2,68 triệu USD, nhưng được tin là còn có thể kiếm được tiền nhiều hơn nữa nếu có thêm bản lồng tiếng.
Khán giả chọn xem phim lồng tiếng
Việc có thêm phiên bản lồng tiếng gần như chỉ có ý nghĩa giúp bộ phim mở rộng biên độ khán giả tới đối tượng là trẻ em và người không có thói quen đọc phụ đề. Do vậy, hầu hết các phim được chọn lồng tiếng đều thuộc dòng phim gia đình và có yếu tố hoạt hình. Thật khó có thể tưởng tượng Hollywood chấp nhận những bộ phim có diễn xuất của ngôi sao cỡ như Angelina Jolie hay Johnny Depp, sau khi dày công diễn xuất khi tới VN bỗng hóa thành giọng của…Minh Hằng hay Trấn Thành.
Minh Hằng trong phòng thu âm lồng tiếng cho phim hoạt hình “Rio”.
Cho đến nay, các bộ phim lồng tiếng thỉnh thoảng vẫn bị phàn nàn về khả năng thể hiện giọng nói nhân vật của các diễn viên VN. Trong phim “Mèo đi hia”, Đàm Vĩnh Hưng cho thấy cố gắng mang lại vẻ gợi tình trong giọng nói của chú mèo đi hia, nhưng gần như thất bại trong việc tạo ra sắc thái hài hước và đầy nam tính mà nam diễn viên Antonio Banderas xây dựng được trong phiên bản gốc.
Trong “Madagascar 3”, Trấn Thành bằng giọng nói đã chuyển tải được cá tính vui nhộn, nhí nhố và hoạt náo của ngựa vằn Marty. Nhưng việc cố gắng phù hợp với khẩu hình nhân vật và đảm bảo thời lượng tương đương giữa một câu tiếng Việt chuyển ngữ và câu tiếng Anh nguyên gốc, đã làm xảy ra hiện tượng “nuốt chữ”, mờ chữ, khiến khán giả khó nắm bắt nội dung.
Đây cũng là thách thức không nhỏ đối với các diễn viên lồng tiếng. Chưa kể, việc mời các ca sĩ vào lồng tiếng cũng chưa thực sự ổn vì hạn chế trong khả năng đài từ thật biểu cảm nhưng vẫn rõ ràng và rành mạch của họ.
Nhưng dù còn thiếu sót, sự lựa chọn của khán giả có lẽ là điều cần tôn trọng. Với nhiều khán giả không thông thạo ngoại ngữ và gặp khó khăn trong việc vừa nắm bắt nội dung phụ đề bên dưới vừa theo dõi hình ảnh trên phim, thì phiên bản lồng tiếng là lý do để họ đến rạp.
Theo bà Vũ Phượng, đại diện truyền thông của nhà phát hành Megastar, phần đông khán giả vẫn chọn xem phiên bản lồng tiếng. Đơn cử như trường hợp Madagascar 3, phiên bản lồng tiếng chiếm tới 63% doanh thu của bộ phim tại thị trường VN.
Khải Trí