Nhằm quảng bá và vận động cho phương thức thanh toán giảm dùng tiền mặt, tăng sử dụng các phương thức thanh toán dựa trên nền tảng công nghệ số, thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia trong lĩnh vực ngân hàng, cụ thể là “Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025” mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2021.
Theo thống kê của NHNN, hiện nay, mới có khoảng 31% số dân Việt Nam có tài khoản ngân hàng, 69% số người chưa có tài khoản tập trung ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đây là vấn đề cần giải quyết, vì có tài khoản ngân hàng thì mới có thể sử dụng được phương thức TTKDTM. Ngay cả đối với không ít người ở thành phố dù đã có tài khoản tại ngân hàng nhưng trong trao đổi, người ta chỉ đặt mua hàng bằng thẻ tín dụng, đến khi thanh toán thì đa số lại thanh toán bằng hình thức giao hàng thu tiền (COD). Đó vẫn là hình thức thanh toán phổ biến nhất với mua bán online tại Việt Nam hiện nay. Như vậy, trong thanh toán hàng online, việc thanh toán trước bằng thẻ tín dụng chỉ chiếm phần nhỏ, còn phần lớn thì khi nhận hàng mới thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt cho bên giao hàng. Lý do chính là độ tin cậy vào chất lượng, số lượng hàng hóa chưa cao.
Hiện nay, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho thanh toán thẻ đã được cải thiện, số lượng máy rút tiền tự động (ATM) và máy bán hàng chấp nhận thẻ ngân hàng (POS) có tốc độ tăng trưởng nhanh, chất lượng dịch vụ cũng được nâng cao, phần lớn đều đã liên kết với các tổ chức, như các hãng vận tải, hàng không, siêu thị, trường học, bệnh viện. Tuy nhiên, phương thức thanh toán trực tuyến ở Việt Nam chưa phát triển như kỳ vọng, giao dịch không dùng tiền mặt trong tổng số giao dịch mới chỉ đạt mức 10,5%. Việc mua bán, trao đổi sản phẩm, dịch vụ qua mạng khá phát triển nhưng phần lớn lại thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng.
Điều này được lý giải do một phần vì thói quen, phần khác vì chưa tin tưởng vào độ an toàn của giao dịch và chất lượng của hàng hóa, dịch vụ. Ngoài ra, nhận thức của người dân về những tiện ích của TTKDTM còn hạn chế. Đây là một nghịch lý, bởi phát hành thẻ cần phải song hành phát triển hạ tầng thanh toán rộng khắp, trong khi thực tế hiện tại các ngân hàng phát hành thẻ chủ yếu để gia tăng thị phần, vì vậy, thẻ chỉ được dùng để làm phương tiện rút tiền mặt trước khi thanh toán tiền mua hàng. Có đến 90% các giao dịch bằng thẻ đơn thuần chỉ là rút tiền tại máy ATM và chỉ có khoảng 10% là dùng để thanh toán qua POS.
Nhằm quảng bá và vận động cho phương thức thanh toán giảm dùng tiền mặt, tăng sử dụng các phương thức thanh toán dựa trên nền tảng công nghệ số, thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia trong lĩnh vực ngân hàng, cụ thể là “Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025” mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2021.
Mới đây, sự kiện Sóng Festival" – sự kiện chính của "Ngày thẻ Việt Nam lần 2" dành cho giới trẻ được khai mạc tại sân vận động Bách Khoa Hà Nội với sự tham gia của hơn 20 ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính, tổ chức thẻ quốc tế và gần 70 gian hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong nhiều ngành nghề gồm ẩm thực, giáo dục, mua sắm…
Ngọc Dũng, Văn Thường, Quang Phong, Tuấn Anh, Hà Sơn, Bích Hạnh