- Sông Mekong, một trong những con sông dài nhất và giàu tài nguyên nhất thế giới, đang thu hút sự chú ý của quốc tế và được xem là một ranh giới ngăn cách giữa một bên là các chính phủ và các nhà đầu tư (vốn nhìn con sông này như một công cụ sản xuất công nghiệp) với bên kia là người dân đang sống ở các vùng châu thổ rộng lớn và các chuyên gia về bảo vệ môi trường.
LTS: Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 6 và Hội nghị cấp cao khu vực tam giác phát triển Campuchia – Lào - Việt Nam lần thứ 10 diễn ra tại Hà Nội từ 29 đến 31/3/2018.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Đình Quý khẳng định, Việt Nam là thành viên tích cực và chủ động trong cả hai cơ chế hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng và tam giác phát triển Campuchia, Lào, Việt Nam. Đối với hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng, Việt Nam đã tham gia hợp tác ngay từ giai đoạn đầu, tích cực đóng góp vào hầu hết tất cả các sáng kiến hợp tác của hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng. Việc Việt Nam đăng cai chủ trì Hội nghị hợp tác tiểu Mekong mở rộng và tam giác phát triển Campuchia, Lào, Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò của Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong hợp tác tiểu vùng Mekong nói chung, hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng và tam giác phát triển Campuchia, Lào, Việt Nam nói riêng.
Một đoạn sông Mekong. |
Không ai có thể phủ nhận, tương lai của sông Mekong sẽ được quyết định bởi sự biến đổi khí hậu. Năm 2015 và 2016, tình trạng hạn hán gia tăng khắp tiểu vùng sông Mekong. Lúc đó, Trung Quốc dường như đã đóng vai trò “người hùng” và thông báo xả nước từ các con đập thượng nguồn nhằm giảm tình trạng thiếu nước ở vùng châu thổ hạ nguồn.
Tất nhiên, mọi chuyện đã không quá tệ nếu các con đập trên không được xây dựng và ngăn nước từ thượng nguồn. Trong thực tế, việc các con đập được xây trên các vùng thượng nguồn dòng Mekong đã làm giảm đáng kể nguồn cá, góp phần vào sự biến đổi khí hậu nên càng ảnh hưởng xấu đến tương lai của dòng sông này.
Một báo cáo chung của khu vực mới đây cho thấy số người phải di cư khỏi vùng đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Mekong đang ngày một gia tăng, với khoảng 1,7 triệu người trong thập kỷ vừa qua. Tình trạng này đang làm thay đổi cuộc sống ở hai bên bờ dòng sông dài thứ 12 thế giới này.
Theo hai đồng tác giả Alex Chapman và Văn Phạm Đăng Trí, trên trang mạng nghiên cứu The Conversation phiên bản Australia, “có một điều gì đó khác đang xảy ra, có thể liên quan đến biến đổi khí hậu”.
Các tác giả trên đã phát hiện nước mặn xâm nhập tới 80km vào đất liền trong thời kỳ hạn hán năm 2015-2016, sát tới biên giới Campuchia, phá hủy mùa màng và vụ thu hoạch mía đường, buộc người dân địa phương phải chuyển đi nơi khác.
Các tác giả trên cũng viện dẫn một báo cáo của Lê Thị Kim Oanh và Trương Lê Minh (Đại học Văn Lang), gợi ý rằng biến đổi khí hậu là nhân tố chính trong các quyết định sơ tán của 14,5% người dân ở châu thổ sông Mekong.
“Nếu con số trên là chính xác, biến đổi khí hậu đã buộc 24.000 người phải rời bỏ khu vực này mỗi năm. Cũng cần chỉ ra nhân tố lớn nhất trong các quyết định cá nhân khi rời khỏi châu thổ sông Mekong chính là mong muốn thoát nghèo. Vì biến đổi khí hậu diễn ra ngày một nghiêm trọng và có quan hệ phức tạp với nghèo đói, 14,5% người dân có thể là con số chưa được đầy đủ”.
Theo một ước tính, sản lượng đánh bắt cá hàng năm tại sông Mekong và vùng châu thổ hạ lưu đạt khoảng 11 tỷ USD. Nhưng mùa vụ trồng cấy bị sụt giảm mạnh trong thập kỷ vừa qua, dẫn tới tình trạng đánh bắt quá mức và sử dụng các thiết bị đánh bắt trái phép.
Trong khi đó, các dự án xây đập vẫn được một số quốc gia hối hả triển khai.
Tháng 1 vừa qua, Thủ tướng Lý Khắc Cường thông báo Bắc Kinh sẽ cung cấp hơn 1 tỷ USD cho vay ưu đãi trong khuôn khổ hội nghị hợp tác Lan Thương – Mekong (LMC) với 5 nước ở vùng hạ lưu. Khoản vay này là một phần của nỗ lực hỗ trợ mang chủ đề “Dòng sông hòa bình và phát triển bền vững của chúng ta”.
Nhưng phát triển bền vững làm sao khi những con đập sẽ tiếp tục được dựng lên?
Thêm vào đó, Trung Quốc, quốc gia vùng thượng nguồn từ lâu vẫn chưa xử lý được những vấn đề liên quan tới quản lý môi trường trong nước họ, chưa kể tới cách ứng xử của họ trong quá trình thực thi Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Và, các nước ven sông Mekong cũng không phải là vô can trong việc này: nhu cầu năng lượng và vốn của họ đôi khi cũng đồng nghĩa với việc môi trường và nguồn kế sinh nhai của người dân các nước này đang bị đẩy xuống thứ yếu.
Vấn đề đang ngày một tồi tệ hơn.
Bởi vậy, Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 6 tới đây sẽ dựa trên ba trụ cột: Kết nối hạ tầng; tăng cường khả năng cạnh tranh; kết nối cộng đồng (môi trường, y tế, giáo dục). Và Hợp tác tam giác phát triển khu vực biên giới Campuchia, Lào Việt Nam thì tập trung vào các lĩnh vực: an ninh – đối ngoại, giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, đầu tư, các lĩnh vực xã hội và bảo vệ môi trường…
Việt Nam đăng cai chủ trì Hội nghị hợp tác tiểu Mekong mở rộng và tam giác phát triển Campuchia, Lào, Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò của Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong hợp tác tiểu vùng Mekong nói chung, hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng và tam giác phát triển Campuchia, Lào, Việt Nam nói riêng.
Diệu An
Mekong cạn nước và cuộc đấu pháp lý với Bắc Kinh
Những đập thuỷ điện trên dòng sông Mekong đang ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu nông dân Đồng bằng sông Cửu Long.
Thủ tướng lên đường dự Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Lan Thương
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam lên đường sang thủ đô Phnom Penh, Campuchia dự Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ 2.
Mekong chặn dòng, thế mạnh Việt Nam cạn sức
Năm 2016, những cánh đồng chết khô, đàn trâu bò chết khát, nước sạch đắt như vàng,... cuộc sống của người dân bị đảo lộn hoàn toàn, sản xuất nông nghiệp thiệt hại trầm trọng khi hạn hán, xâm nhập mặn tàn phá.
Phát triển bền vững là ưu tiên hàng đầu với Mekong
Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về khu vực Mekong 2016 (WEF-Mekong) diễn ra chiều nay tại Hà Nội.
Thúc đẩy lợi ích Việt Nam trong hợp tác Mekong
Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Đình Quý trả lời phỏng vấn trước thềm các hội nghị cấp cao ACMECS 7, CLMV 8 và WEF - Mekong.
Hướng tới khu vực Mekong năng động, thịnh vượng
Hợp tác CLMV và ACMECS đã đạt được nhiều kết quả tích cực, thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN.