Phát biểu tại Joint Base Andrews vào ngày 29/9 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích việc Ngoại trưởng Rex Tillerson ủng hộ một nghị quyết ngoại giao về vấn đề Triều Tiên.

Tổng thống Trump đã gọi những nỗ lực của ông Tillerson trong việc mở đường dây liên lạc với Triều Tiên là lãng phí thời gian và dường như ông muốn loại bỏ giải pháp ngoại giao cho cuộc đối đầu về vấn đề hạt nhân với Bình Nhưỡng.

{keywords}

Tổng thống Trump đã khẳng định quan điểm trên của mình thông qua mạng xã hội Twitter, trong đó nhấn mạnh việc Ngoại trưởng Tillerson “đang lãng phí thời gian để đàm phán với Little Rocket Man (người tên lửa)" – một cách ví von mang ý nghĩa xúc phạm đối với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, đồng thời khuyên Ngoại trưởng Mỹ nên “tiết kiệm năng lượng” của bản thân mình.

Một ngày sau khi Ngoại trưởng Rex Tillerson nói rằng ông đang tiếp cận Bình Nhưỡng với hy vọng bắt đầu một cuộc đối thoại mới, Tổng thống Trump đã phủ nhận ý tưởng này và nhấn mạnh rằng ông tập trung chủ yếu vào các lựa chọn quân sự. Ông Trump đã thể hiện sự giận giữ đối với ông Tillerson vì sự “lệch pha” với quan điểm công khai của mình. Theo quan điểm của ông Trump, bây giờ không phải là thời điểm cho các cuộc đàm phán.

Theo tờ New York Times, một số nhà phân tích cho rằng đã rất lâu rồi mới xảy ra một sự việc tương tự khi Tổng thống Mỹ có những chỉ trích như trên đối với Ngoại trưởng của mình và điều này ngay lập tức làm dấy lên các câu hỏi về việc liệu ông Tillerson có thể tại vị trong bao lâu.

Ngoại trưởng Tillerson – cựu Giám đốc Điều hành của Tập đoàn dầu Exxon Mobil trước đây chưa từng có kinh nghiệm trong việc điều hành của chính phủ - đã thể hiện sự thất vọng về những chỉ trích nhằm vào mình mà Tổng thống Trump đưa ra thông qua Twitter.

Tuy nhiên, những điều này khó có thể coi nhẹ khi ông Tillerson trở về từ Trung Quốc, nơi ông đang tìm cách tìm kiếm sự hỗ trợ nhiều hơn từ đối tác thương mại chính cũng như “người bảo trợ” chính trị của Triều Tiên.

Sue Mi Terry, cựu chuyên gia phân tích của Hàn Quốc tại Cơ quan Tình báo Trung ương và Hội đồng An ninh Quốc gia, cho rằng rất khó hình dung về bất kỳ một tổng thống nào sử dụng Twitter để nói về thuộc cấp của mình như Tổng thống Trump đang thực hiện.

Trong khi đó, Christopher R. Hill, một thành viên dưới chính quyền Tổng thống George W. Bush từng đạt được một thỏa thuận quan trọng trong đàm phán với Triều Tiên, cho rằng đây là một phần trong phong cách quản lý của ông Trump. Những chỉ trích trên đã làm ảnh hưởng tới chuyến thăm Trung Quốc của ông Tillerson, khiến những đối tác trao đổi với ông Tillerson tự hỏi tại sao lại lãng phí thời gian để trao đổi với Ngoại trưởng Mỹ.

Tuy nhiên, ông Michael Green, cố vấn trưởng của cựu Tổng thống Bush về châu Á, cho biết thời gian vẫn chưa chín muồi trong các cuộc đàm phán, đồng thời ủng hộ quan điểm của Tổng thống Mỹ về việc Bình Nhưỡng rõ ràng sẽ không đưa vũ khí hạt nhân lên bàn đàm phán, và mức độ trừng phạt hiện tại cũng không thuyết phục họ làm như vậy mặc dù một chế độ xử phạt có hiệu quả có thể đúng thời hạn.

Triều Tiên đã gây xung đột với Mỹ và các đồng minh châu Á trong những tuần gần đây với lần thử hạt nhân thứ sáu và những thử nghiệm thành công đầu tiên của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng đưa đầu đạn hướng tới nước Mỹ. Ông Trump đã trả lời bằng cách thề sẽ "hủy diệt hoàn toàn" Triều Tiên nếu buộc phải bảo vệ Mỹ hoặc các đồng minh của mình, đồng thời dồn áp lực kinh tế thông qua các biện pháp trừng phạt.

Ngoại trưởng Tillerson nói với các phóng viên đi cùng tại Bắc Kinh ngày 30/9 rằng ông đang tìm kiếm một giải pháp ngoại giao. Lần đầu tiên, ông tiết lộ rằng Mỹ có hai hoặc ba kênh để Bình Nhưỡng hỏi "bạn có muốn đàm phán không?", đồng thời khẳng định Mỹ không ở trong tình hình tối tăm.

Các cuộc đàm phán với Triều Tiên từ lâu đã làm nản chí các nhà lãnh đạo Mỹ. Cả hai Tổng thống Bush và Tổng thống Bill Clinton đều đã cố gắng đàm phán và nhượng bộ nhưng cuối cùng không ngăn được Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, các nhà phân tích an ninh quốc gia cho rằng không có lựa chọn quân sự khả thi vào thời điểm này mà không có nguy cơ thương vong.

Bất chấp thông điệp của Tổng thống Trump, Heather Nauert - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ - cho rằng ngoại giao vẫn có thể là lựa chọn tích cực và Triều Tiên sẽ không sở hữu hạt nhân.

Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Bob Corker của Tennessee đồng thời là Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện nhấn mạnh rằng, Mỹ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tìm kiếm một thỏa thuận ngoại giao, bởi áp lực trong các biện pháp trừng phạt về kinh tế không thể buộc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân của mình bởi đây là “sự lựa chọn sống còn của họ”.

Tuy nhiên, chưa ai từng vướng phải sự “lệch pha” một cách công khai đối với Tổng thống Mỹ giống như Ngoại trưởng Rex Tillerson. Dù vậy, Tổng thống Trump cũng khẳng định rằng, ông không quan tâm đến sự “lệch pha” này trong mối quan hệ đối với cấp dưới của mình, giống như việc đã từng làm đối với trường hợp của Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions vừa qua.

Theo TTXVN/Báo Tin Tức

Sóng hấp dẫn giành giải Nobel Vật lý

Sóng hấp dẫn giành giải Nobel Vật lý

Lúc 16h50 chiều nay (3/10 giờ Việt Nam), Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã vinh danh ba nhà khoa học đoạt giải Nobel Vật lý năm 2017.

Phát hiện âm mưu cướp nhà băng lớn nhất thế giới

Phát hiện âm mưu cướp nhà băng lớn nhất thế giới

Cảnh sát Brazil vừa phá vỡ một âm mưu cướp ngân hàng kiểu cũ ở Sao Paulo sau khi phát hiện một đường hầm được đào công phu tới một chi nhánh của Ngân hàng Brazil.

Mỹ trục xuất 15 nhà ngoại giao Cuba

Mỹ trục xuất 15 nhà ngoại giao Cuba

Mỹ đã yêu cầu 15 nhà ngoại giao của Cuba tại đại sứ quán nước này ở Washington DC phải về nước trong vòng 7 ngày.

Tình tiết mới trong đại án 'Kim Jong Nam'

Tình tiết mới trong đại án 'Kim Jong Nam'

Theo bác sĩ, khi được đưa tới phòng y tế của sân bay quốc tế Kuala Lumpur, miệng nạn nhân đầy máu, nước miếng và chất nôn.