Tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn 2 (2016 - 2020) với yêu cầu cao hơn trong việc xử lý các điểm yếu còn lại và đáp ứng các đòi hỏi mới cao hơn về sự năng lực, hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Vì thế, nếu ngân hàng nào khởi động tốt ở giai đoạn 1 rất có thể sẽ bị chậm chân hay hụt hơi trong giai đoạn 2.

Những diện mạo mới

Điều dễ nhận thấy trong giai đoạn 1 tái cơ cấu ngân hàng (NH) là xuất hiện những cái tên mới, nhận diện mới thông qua sáp nhập, hợp nhất và mua lại các NH. Đi cùng với đó là sự thay đổi bên trong về quan hệ sở hữu, quản trị và năng lực tài chính.

Hai NH được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua lại với giá 0 đồng là NH Xây Dựng và NH Dầu Khí Toàn Cầu đã thay đổi hoàn toàn nhận diện thương hiệu của mình. Điều này không đơn giản là thay đổi theo sự chuyển đổi từ cổ phần sang 100% vốn NN mà đánh dấu một giai đoạn chuyển biến quan trọng của các TCTD này.

{keywords}

TPbank sau giai đoạn tái cơ cấu với sự xuất hiện của các ông chủ mới cũng đã thay đổi toàn diện nhận diện thương hiệu của mình. Còn NH Nam Việt, sau khi đổi chủ đã đổi tên thành NH Quốc Dân với thương hiệu mới hoàn toàn.

Cái tên PVcombank ra đời sau khi hợp nhất Tổng công ty cổ phần Tài chính Dầu Khí Việt Nam với NH Phương Tây vào 2013. Sau 3 năm, PVcombank cũng đã dần quen thuộc trong cộng đồng kinh doanh và dân cư. Thương hiệu này cũng đã được đăng ký bảo hộ ở hàng chục nước trên thế giới.

Một lãnh đạo của PVcombank cho biết, mỗi bước thay đổi và phát triển về thương hiệu của các NH luôn gắn liền với chiến lược phát triển mà tổ chức đó đề ra. Tái cơ cấu thành công bắt đầu từ những thay đổi quản trị và chất lượng bên trong nhưng điều đó cũng đươc thể hiệ qua nhận diện thương hiệu, niềm tin và sự yêu quý của khách hàng với thương hiệu đó. Đó cũng là một thước đo thành công tái cơ cấu.

Các NH sau tái cơ cấu cũng được biết đến nhiều hơn khi liên tục gia tăng sự hiện diện của mình thông qua mở rộng hệ thống giao dịch. PVCombank cho biết, mở rộng hệ thống là một nội dung trong đề án tái cơ cấu. Trong 2016 NH này sẽ mở mới 5 chi nhánh (CN) và 15 phòng giao dịch (PGD) nâng tổng số lên 135 CN/PGD, dự kiến đến 2020, PVcomBank dự kiến đạt 200 CN/PGD.

Đầu năm nay, TPBank được cho phép mở mới 5 CN và 7 PGD. Việc này, giúp TP bank tiếp tục đẩy mạnh việc mở rộng hê thống giao dịch theo chuẩn mới. ABbank cho biết, đã được chấp thuận mở mới chi nhánh tại 4 tỉnh/ thành, đồng thời mở mới các PGD ở các thị trường trọng điểm trong năm 2016.

Đáng nói hơn, đằng sau diện mạo mới đó, các NH đã tạo ra một bước chuyển mới trong việc củng cố và nâng cao năng lực tài chính để vượt qua giai đoạn khó khắt nhất, đảm bảo sự an toàn, gia tăng quy mô và hiệu quả, ngày càng tiếp cận các thông lệ quản trị tốt nhất của quốc tế. Trong quá trình đó, việc cơ cấu lại nợ và xử lý nợ xấu là yếu tố quyết định. NHNN Việt Nam cho biết, đến cuối 2015, nợ xấu toàn hệ thống là 2,7%, thấp hơn so với mục tiêu đề ra đầu năm là 3%.

TPBank là NH sớm có kết quả tái cơ cấu nhờ thay đổi sở hưu và mạnh mẽ trong việc xử lý nợ xấu. Ban đầu, nợ xấu của NH ở mức trên 6% và đã nhanh chóng về mức 2,7% vào cuối năm 2013 sau 2 năm tái cơ cấu. Với SHB, sau khi sáp nhập Habubank cũng đã tập trung xử lý nợ xấu, nhất là với khách hàng lớn như con nợ khủng Bianfishco... Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển đã từng thừa nhận, xử lý, thu hồi nợ là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầ, là áp lực lớn nhất cho lãnh đạo các NH. Nợ xấu SHB sau khi sáp nhập Habubank trên 13% vào 2012 đã giảm xuống 5% vào cuối 2013 và đến 2015 chỉ còn khoảng 1,7%.

Với PVcombank, sau khi hợp nhất đã cùng với với đơn vị tư vấn là ngân hàng BCG - Mỹ xác định chiến lược kinh doanh và phát triển dài hạn.PVcomBank đã tích cực áp dụng nhiều biện pháp để lành mạnh tài chính thông qua:Thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu, bán nợ xấu cho các công ty quản lý tài sản (VAMC).... và đây cũng là một trường hợp xử lý nợ xấu thành công, đưa nợ xấu cuối 12/2015 chỉ còn 1,96% trên tổng tín dụng 40.196 tỷ đồng. Cuối 2015, NH này cũng có tổng tài sản 98.629 tỷ đồng, đứng thứ 12/30 ngân hàng toàn hệ thống.

Gánh nặng lớn nhất của PVcombank là những khoản nợ từ NH Phương Tây đã được giải quyết thông qua việc thu hồi nợ, xử lý các tài sản. Với khách hàng lớn như Vinashin, Vinalines... Pvcombank đã dần giải quyết thông qua việc xử lý linh hoạt trên cơ sở các mua bán, chuyển đổi, đầu tư các các tài sản cũng như cơ chế đảm bảo an toàn từ nhà nước.

Đánh giá từ NHNN cho thấy, các giải pháp cơ cấu lại nợ và xử lý nợ xấu đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ. Chính các NH quyết liệt và sáng tạo triển khai tất cả mọi biện pháp có thể để giảm nợ xấu như: tăng cường trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro, bán nợ, cơ cấu lại nợ, xử lý tài sản bảo đảm, cơ cấu lại nợ, tiết giảm chi phí, hạn chế chia cổ tức, lợi nhuận... Có thể nói, các NH đã phải tự 'siết' mình để xử lý nợ nhằm tạo ra một nền tảng lành mạnh và an toàn hơn cho giai đoạn tiếp theo.

Ổn định để vào giai đoạn 2

Nếu giai đoạn 1 (2011-2015) với dấu ấn lớn nhất là sáp nhập, hợp nhất, mua lại và xử lý nợ xấu... để giảm các tổ chức yếu kém, lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động, cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả của các NH... thì giai đoạn 2 (2016 - 2020) là lúc tạo chuyển biến mạnh mẽ trong đổi mới hoạt động, nâng cao quản trị theo thông lệ quốc tế, củng cố nền tảng để tăng hiệu quả, mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động, nâng cao năng lực canh tranh.

Đòi hỏi cao hơn, thách thức cũng lớn hơn nên các NH không không chạy đà tốt giai đoạn 1, chuẩn bị tốt nội lực thì rất dễ hụt hơi trong giai đoạn 2.

Thực tế, chuyện lùm xùm đòi nợ mới đây giữa NH Xây dựng (CB) với khách hàng lớn Phương Trang đã cho thấy, NH chuyển đổi thành 100% vốn NN này còn nhiều vật lộn với đống lỗ và nợ cũ để làm sạch dần bản báo cáo của mình.

{keywords}

Hay như những vướng mắc tiếp tục gây tranh cãi ở Eximbank khi chưa thể tổ chức ĐHĐCĐ do các vấn đề phát sinh trong quá trình thay đổi sở hữu, sự đi xuống của kết quả kinh doanh khiến các cổ đông thất vọng và mâu thuẫn. Trong khi đó, những vấn đề hậu sáp nhập Sacombank - Phương Nam ngày càng bộc lộ cho thấy mọi việc không dễ dàng để có một lộ trình tái cơ cấu hậu sáp nhập như trông đợi.

NH TMCP Sài Gòn (SCB) vừa được NHNN chấp thuận về nguyên tắc về việc được nâng room lên trên 50% cho đối tác nước ngoài thông. Như vậy, sau 4 năm từ khi hợp nhất từ 3 NH, SCB vẫn đang phải tìm kiếm các tìm kiếm nguồn lực để tiếp tục tái cơ cấu mà câu chuyện chính ở đây là có vốn để xử lý hậu quả cũ và củng cố năng lực tài chính.

Mới đây nhất, Đề án tái cơ cấu PVcomBank giai đoạn 2016-2020 đã được phê duyệt trên cơ sở những kết quả khả quan của giai đoạn 1. Đây là NH đầu tiên được chính thức phê duyệt giai đoạn 2 với các mục tiêu đã được đặt ra từ đầu như: đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn (CAR >9%), tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.NH tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn hoạt động của. Đặc biệt, PVcomBank sẽ tập trung nguồn lực để xử lý triệt để các tồn tại và tái cấu trúc toàn diện danh mục tài sản, đảm bảo có kết cấu tài sản an toàn bền vững, phát triển mạng lưới, tăng trưởng quy mô,đồng thời kiểm soát rủi ro...

Trong đề án, NHNN sẽ tiếp nhận đại diện phần vốn chủ sở hữu nhà nước tại PVcombank sau khi hoàn thành tái cơ cấu giai đoạn 2. Theo đó, lộ trình 2016-2019, tỷ lệ sở hữu của Nhà nước duy trì ở 52% và PVN vẫn là người đại diên. Dự kiến, việc thoái vốn sau đó sẽ thực hiện theo lộ trình phê duyệt. Trong quá trình đó, PVN và các đơn vị thành viên sẽ tiếp tục hỗ trợ tối đa cho NH về thành khoản, duy trì tiền gửi, tăng cường sử dụng dịch vụ và ưu tiên trở thành đối tác trong cung cấp tín dụng cho các dự án ngành dầu khí. Cũng trong giai đoạn tái cơ cấu, NH sẽ không chia cổ tức mà sử dụng toàn bộ lợi nhuận qua các năm để xử lý rủi ro cùng với việc tái cơ danh mục tài sản, trích lập dự phòng, xử lý rủi ro.

Theo các chuyên gia NH, việc duy trì vốn và đại diện vốn nhà nước tại NH trong giai đoạn là sự ổn định cần thiết cho tái cơ cấu. Phần vốn nhà nước sẽ được bảo toàn, phát triển và đặc biệt tạo ra nền tảng ổn định chủ động hơn trong việc thực hiện các giải pháp tái cơ cấu, nâng cao năng lực quản trị, tăng sức cạnh tranh, đảm bảo cho sự phát triển của TCTD, qua đó củng cố an toàn hệ thống ngân hàng. Giai đoạn tái cơ cấu mới đòi hỏi đòi hỏi nhiều nguồn lực và thời gian hơn dự kiến, việc tạo ra một nền tảng ổn định cùng các cơ chế hỗ trợ hiệu quả sẽ giúp các NH sớm đẩy nhanh lộ trình tái cơ cấu của mình.

Quang Hà