- Ương bướng không chịu nghe lời là chuyện xảy ra ở nhiều trẻ mẫu giáo, khi tính cách của các bé đang trong giai đoạn nảy mầm. Đây cũng chính là lúc các bé cần được tiếp xúc và học hỏi những kỹ năng sống cần thiết.
Vấn đề là để con nghe lời đã khó, vậy thì dạy con thế nào đây? Để giải quyết được “căn bệnh nan y” này của trẻ, trước tiên cha mẹ phải tìm ra nguyên nhân tại sao trẻ không chịu nghe lời.
Bản tính tò mò ở trẻ
Những em bé nhỏ tuổi rất tò mò, đây dường như là một tính cách quy luật mà cha mẹ cần biết. Chúng muốn biết cái gì đang được giấu đi, cái gì bạn có mà mình không có, lý do là gì, vì sao lại thế, ai đã làm điều này, chúng có thể làm được điều này không... một ngàn lẻ một câu hỏi cần lời giải đáp luôn luôn quay quanh tâm trí chúng.
Nếu bạn yêu cầu trẻ cần làm điều gì đó, trẻ sẽ tò mò muốn biết chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng không làm điều đó. Trí tò mò là một yếu tố kích thích năng lực sáng tạo, tư duy và tham vọng ở trẻ. Trẻ rất thích được thử thách giới hạn của mình, đôi khi là cố tình muốn thử thách cả cha mẹ và những người xung quanh. Nếu con bạn có những tính cách này, hãy vui mừng đón nhận vì con bạn phát triển một cách bình thường và có tiềm năng trí tuệ tốt. Trẻ không có giới hạn của tính tò mò, do vậy người lớn nên đối phó với điều này bằng sự kiên nhẫn và tình yêu, đồng thời cũng lồng ghép vào đó những bài học kỹ năng sống về tính tò mò gắn với cuộc sống như phép lịch sự, cách tôn trọng người khác,... Bạn không nên nổi giận nhiều về tính tò mò của bé bởi điều đó có thể còn làm cho bé trở nên lì lợm hơn.
Trẻ muốn gây sự chú ý
Những em bé rất thích được chú ý. Chúng muốn toàn bộ đám đông phải nhìn vào hoặc nói chuyện với chúng một cách tập trung và chăm chú. Hài hước là, có đôi khi trẻ còn cố tình không nghe lời cha mẹ và cố ý làm những việc trái ngược vời điều bạn yêu cầu, chỉ vì muốn bạn phát khùng lên và thấy được bạn la mắng cũng như chú ý đến chúng.
Điều cần thiết cho phụ huynh để xử lý khi trẻ không vâng lời là kiên nhẫn và bình tĩnh. Tránh đánh đập trẻ khi điều đó xảy ra. Dạy kỷ luật là để giáo dục. Bạn có thể can thiệp vào những quy tắc đạo đức của chúng như dạy trẻ không được đánh nhau, không được tự ý ăn trộm, chào hỏi người lớn thật to để họ chú ý một cách tích cực hoặc giúp đỡ mọi người để gây chú ý. Có những cách rất hay mà chúng ta có thể tận dụng tính nết của trẻ để dạy kỹ năng sống luôn cho con.
Trẻ muốn được tôn trọng
Nhu cầu được thể hiện và được tôn trọng là những nhu cầu cao cấp của con người, thuộc bản năng khi mà những nhu cầu ăn uống, giao tiếp,... đã được đáp ứng. Trẻ em cũng không ngoại lệ, các bạn có thể thấy rất nhiều bé chỉ thích mặc một bộ đồ, đọc đi đọc lại duy nhất một quyển truyện, hay ôm khư khư món đồ chơi ưa thích đi ngủ. Thật khó khăn khi cố nài ép bé làm theo ý bé không muốn, và cũng không cần thiết khi nó thuộc không gian của trẻ. Bởi đối với trẻ, những sự lựa chọn này rõ ràng rất quan trọng đối với chúng, thuộc về thế giới mà trẻ muốn được tôn trọng. Bạn phải thực sự cẩn trọng khi can thiệp vào cái tôi riêng của trẻ, hãy dẫn dần thiết lập những giới hạn, những tình huống hậu quả và làm gương cho trẻ.
Tìm hiểu nguyên nhân từ trẻ để giải quyết vấn đề con không nghe lời là việc cha mẹ nên làm để hiểu con hơn, từ đó có những cách nghĩ, cánh hành động và kỹ năng sống để truyền đạt cho con, hơn là việc cảm tính luôn cho rằng cha mẹ đúng để áp đặt con.
Tổng thống Abraham Lincoln dạy con kỹ năng sống thế nào?
Người phương Tây dạy con kỹ năng sống từ rất sớm. Hãy thử xem bức thư cựu Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy giáo của con trai mình để dạy con thế nào.
Hoàng Gia Anh dạy con kỹ năng sống thế nào (Phần 2)
Cùng tiếp tục tìm hiểu những bí quyết dạy kỹ năng sống cho con của vợ chồng hoàng tử William.
Hoàng Gia Anh dạy con kỹ năng sống thế nào (Phần 1)
Những tưởng các hoàng tử công chúa của Hoàng Gia Anh sống trong nhung lụa và không phải làm bất cứ một điều gì, nhưng thực tế ngược lại, các bé được dạy kỹ năng sống từ khi còn rất nhỏ.
Ngọc Lan(tổng hợp).