- “Trời không thương đành chịu...” đó là câu nói thốt ra từ người đàn bà ốm yếu khi một mình phải nuôi 3 con nhỏ dại đang ăn học và 2 người tâm thần lúc tỉnh lúc mê cùng người mẹ nằm liệt gường từ nhiều năm nay...
TIN BÀI KHÁC
Tôi không hiểu bằng sức nào mà chị đã vượt qua để chống chọi lại cơm áo giữa miền quê khó nghèo này.
Người làng bảo chị Phan Thị Tuyền trú thôn Bình Quang, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam là người phụ nữ của tận cùng nỗi đau. Tôi chỉ biết vậy!
Gánh nặng cơm áo, sách vở cho 3 đứa con nhỏ ăn học đã quá nặng lắm rồi. Giờ lại thêm gánh nặng của thuốc men, chăm sóc người mẹ nằm liệt giường cùng người chồng và em chồng bị bệnh tâm thần la hét suốt ngày đêm.
Giờ đây sức quẩy đạp, sự chịu đựng đã vượt quá giới hạn của người phụ nữ ốm yếu này.
Trong căn nhà trống hoác chẳng có gì ngoài chiếc bàn nhỏ cho 3 đứa con học mỗi đêm, còn lại là 3 người đau ốm dặt dẹo. Nhiều năm rồi mình chị âm thầm lặn lội lo toan. Mỗi ngày bắt đầu với chị từ 3 giờ sáng bắt đầu lo công việc vệ sinh cho 3 con người dặt dẹo trong ngôi nhà rách nát.
Bắt đầu là mẹ chồng đau nằm liệt gường đã hơn 2 năm nay. Bàn tay chị nhẹ nhàng nâng đầu mẹ già để làm vệ sinh. Ánh mắt bà mở to, như lời cảm ơn đứa con dâu hiếu thảo đã bao năm chịu thương chịu khó nuôi cả gia đình dặt dẹo nhà chồng.
Còn cạnh bên là người chồng và đứa em chồng đang ngồi hát nghêu ngao. Chồng chị, anh Đỗ Văn Chinh bị tâm thần nặng đã hơn 10 năm nay.
Còn đứa em gái chồng đã phát bệnh hơn 30 năm trước khi chị về làm dâu - Chị Tuyến kể.
“Mùa mưa còn đỡ, đến mùa nắng là anh và đứa em gái lên cơn thi nhau đập phá đồ đạc trong nhà. Hết đập phá là đi lang thang gặp ai đánh nấy....” Chị Tuyến kể trong nước mắt.
“Nhiều bữa nhà chỉ còn 2 lon gạo trút hết vào nấu, nhưng gặp lúc ảnh lên cơn đập đổ hết, cả nhà 7 người phải nhịn ăn” - chị Phan Thị Tuyến kể về chồng
Vừa kể, chị Tuyến bật khóc. Tôi nhìn những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt xanh xao. Những giọt nước mắt khóc thương ấy không phải chị tủi thân mà khóc cho những người thân yêu đang vật vã, dặt dẹo sống qua ngày trong mái nhà rách nát.
“Sợ nhất là lúc anh Chinh lên cơn, gặp ai anh cũng đánh. Nhiều hôm chị với mấy đứa con phải khiêng mẹ già chạy ra bờ tre ẩn núp. Nhiều đêm, bà cháu phải ngủ bờ, ngủ bụi. Tìm không có người, anh đập phá nhà, chén bát, bàn ghế không còn cái nào lành lặn...” Chị Tuyến tâm sự.
Tuổi 40 nhưng trông chị Tuyến như đã ngoài 60. Gầy guộc, lưng khòm, gương mặt hằn lên những nếp nhăn số phận.
Chị kể, nhà có 2 sào ruộng, cố mấy cũng không đủ ăn. Mỗi ngày, 4 giờ sáng chị quảy gánh xuống chợ Quán Gò mua rau rồi gánh về chợ gần nhà bán. Lời lãi chỉ 10 - 20 nghìn đồng, đủ mua mấy lon gạo ăn trong ngày..”
Năm ngoái, đứa con gái lớn Đỗ Thị Truyện thi đậu lớp 10, nhưng không đủ tiền nên cháu đành nghỉ học. “Truyện ham học lắm, là học sinh giỏi 9 năm liền, nhưng cắn răng cho con nghỉ học, bởi nghèo quá...” - chị Tuyến kể trong nước mắt.
Giữa buổi trưa mưa giăng mù mịt, nhìn cảnh 2 đứa em của Truyện đang ngồi co ro trong bếp lạnh. “Ăn cơm chưa con?” - tôi hỏi. Bé Đỗ Thị Lý, em kế của Truyện bảo: “Nhà con mỗi ngày chỉ ăn 2 bữa thôi, bữa trưa nhịn”. Nghe Lý nói, tôi thấy nghẹn đắng lòng.
Năm nay Lý vào lớp 10, nhà nghèo nhưng học giỏi. Nhưng không biết Lý có được tiếp tục đến trường, hay phải nghĩ học giữa chừng vì nhà quá nghèo?
Nhìn cảnh cô bé ầng ậc nước mắt nói với mẹ như van lay: “Con không mặc cảm gì hết, đói con chịu được mà, mẹ đừng bắt con nghỉ học nghe mẹ!”. Chị Tuyến quay mặt đi không trả lời.
Tôi không dám nhìn, vội bước nhanh ra khỏi căn nhà toang hoác mà nước mắt chảy lúc nào không hay. Trên suốt đường về, chỉ nguyện cầu những bàn tay sẻ chia giang tay cứu giúp, để 2 cháu nhỏ không bỏ học và bớt một phần gánh nặng mưu sinh lo cho 3 người dặt dẹo nơi miền quê khó nghèo này...
Vũ Trung - M. Hải
TIN BÀI KHÁC
Giám đốc đi bằng tay và những câu chuyện số phận ám ảnh
Cho nghỉ việc khi mang thai không lý do
Đắng lòng bát cơm rắc muối
Chia tay trước giờ lên xe hoa
Hồi âm đơn thư bạn đọc cuối tháng 9/ 2011
Cho nghỉ việc khi mang thai không lý do
Đắng lòng bát cơm rắc muối
Chia tay trước giờ lên xe hoa
Hồi âm đơn thư bạn đọc cuối tháng 9/ 2011
Tôi không hiểu bằng sức nào mà chị đã vượt qua để chống chọi lại cơm áo giữa miền quê khó nghèo này.
Người làng bảo chị Phan Thị Tuyền trú thôn Bình Quang, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam là người phụ nữ của tận cùng nỗi đau. Tôi chỉ biết vậy!
Gánh nặng cơm áo, sách vở cho 3 đứa con nhỏ ăn học đã quá nặng lắm rồi. Giờ lại thêm gánh nặng của thuốc men, chăm sóc người mẹ nằm liệt giường cùng người chồng và em chồng bị bệnh tâm thần la hét suốt ngày đêm.
Giờ đây sức quẩy đạp, sự chịu đựng đã vượt quá giới hạn của người phụ nữ ốm yếu này.
Trong căn nhà trống hoác chẳng có gì ngoài chiếc bàn nhỏ cho 3 đứa con học mỗi đêm, còn lại là 3 người đau ốm dặt dẹo. Nhiều năm rồi mình chị âm thầm lặn lội lo toan. Mỗi ngày bắt đầu với chị từ 3 giờ sáng bắt đầu lo công việc vệ sinh cho 3 con người dặt dẹo trong ngôi nhà rách nát.
Bắt đầu là mẹ chồng đau nằm liệt gường đã hơn 2 năm nay. Bàn tay chị nhẹ nhàng nâng đầu mẹ già để làm vệ sinh. Ánh mắt bà mở to, như lời cảm ơn đứa con dâu hiếu thảo đã bao năm chịu thương chịu khó nuôi cả gia đình dặt dẹo nhà chồng.
Chị Tuyến đang làm vệ sinh cho người mẹ già nằm liệt gường hơn 2 năm nay (Ảnh: M. Hải) |
Còn cạnh bên là người chồng và đứa em chồng đang ngồi hát nghêu ngao. Chồng chị, anh Đỗ Văn Chinh bị tâm thần nặng đã hơn 10 năm nay.
Còn đứa em gái chồng đã phát bệnh hơn 30 năm trước khi chị về làm dâu - Chị Tuyến kể.
“Mùa mưa còn đỡ, đến mùa nắng là anh và đứa em gái lên cơn thi nhau đập phá đồ đạc trong nhà. Hết đập phá là đi lang thang gặp ai đánh nấy....” Chị Tuyến kể trong nước mắt.
“Nhiều bữa nhà chỉ còn 2 lon gạo trút hết vào nấu, nhưng gặp lúc ảnh lên cơn đập đổ hết, cả nhà 7 người phải nhịn ăn” - chị Phan Thị Tuyến kể về chồng
Vừa kể, chị Tuyến bật khóc. Tôi nhìn những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt xanh xao. Những giọt nước mắt khóc thương ấy không phải chị tủi thân mà khóc cho những người thân yêu đang vật vã, dặt dẹo sống qua ngày trong mái nhà rách nát.
“Sợ nhất là lúc anh Chinh lên cơn, gặp ai anh cũng đánh. Nhiều hôm chị với mấy đứa con phải khiêng mẹ già chạy ra bờ tre ẩn núp. Nhiều đêm, bà cháu phải ngủ bờ, ngủ bụi. Tìm không có người, anh đập phá nhà, chén bát, bàn ghế không còn cái nào lành lặn...” Chị Tuyến tâm sự.
Tuổi 40 nhưng trông chị Tuyến như đã ngoài 60. Gầy guộc, lưng khòm, gương mặt hằn lên những nếp nhăn số phận.
Chị kể, nhà có 2 sào ruộng, cố mấy cũng không đủ ăn. Mỗi ngày, 4 giờ sáng chị quảy gánh xuống chợ Quán Gò mua rau rồi gánh về chợ gần nhà bán. Lời lãi chỉ 10 - 20 nghìn đồng, đủ mua mấy lon gạo ăn trong ngày..”
Năm ngoái, đứa con gái lớn Đỗ Thị Truyện thi đậu lớp 10, nhưng không đủ tiền nên cháu đành nghỉ học. “Truyện ham học lắm, là học sinh giỏi 9 năm liền, nhưng cắn răng cho con nghỉ học, bởi nghèo quá...” - chị Tuyến kể trong nước mắt.
Giữa buổi trưa mưa giăng mù mịt, nhìn cảnh 2 đứa em của Truyện đang ngồi co ro trong bếp lạnh. “Ăn cơm chưa con?” - tôi hỏi. Bé Đỗ Thị Lý, em kế của Truyện bảo: “Nhà con mỗi ngày chỉ ăn 2 bữa thôi, bữa trưa nhịn”. Nghe Lý nói, tôi thấy nghẹn đắng lòng.
Năm nay Lý vào lớp 10, nhà nghèo nhưng học giỏi. Nhưng không biết Lý có được tiếp tục đến trường, hay phải nghĩ học giữa chừng vì nhà quá nghèo?
Nhìn cảnh cô bé ầng ậc nước mắt nói với mẹ như van lay: “Con không mặc cảm gì hết, đói con chịu được mà, mẹ đừng bắt con nghỉ học nghe mẹ!”. Chị Tuyến quay mặt đi không trả lời.
Tôi không dám nhìn, vội bước nhanh ra khỏi căn nhà toang hoác mà nước mắt chảy lúc nào không hay. Trên suốt đường về, chỉ nguyện cầu những bàn tay sẻ chia giang tay cứu giúp, để 2 cháu nhỏ không bỏ học và bớt một phần gánh nặng mưu sinh lo cho 3 người dặt dẹo nơi miền quê khó nghèo này...
Vũ Trung - M. Hải
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp đến gia đình Phan Thị Tuyền trú thôn Bình Quang, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, Quảng Nam 2. Qua Báo VietNamnet (Ghi rõ ủng hộ chị Phan Thị Tuyền) Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148 Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER 3. Bạn đọc giúp đỡ qua toà soạn xin liên hệ: Phía Bắc: Ban Bạn đọc, báo VietNamNet, số 156 Xã Đàn II, Phường Nam Đồng - Quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 0923457788 - Fax: 04.39744882 Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, Quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881 Email: banbandoc@vietnamnet.vn |