Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Trị có diện tích tự nhiên 313.675 ha, chiếm 68% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đồng bào dân tộc thiểu số có 20.984 hộ, 94.981 người (chiếm tỷ lệ 13,32% dân số toàn tỉnh).

Theo thống kê, tỉnh có 28 xã khu vực III, 2 xã khu vực II, 1 xã khu vực I và 16 thôn, bản đặc biệt khó khăn. Trong đó, có 2 dân tộc thiểu số chủ yếu đang sinh sống trên địa bàn tỉnh, là Bru Vân Kiều và Pa kô (nhóm địa phương, thuộc dân tộc Tà Ôi) được xác định là dân tộc còn gặp nhiều khó khăn.

Trong những năm qua, được sự quan tâm chăm lo của Đảng và Nhà nước, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh đã có những tiến bộ vượt bậc về cơ sở hạ tầng, năng lực tiếp cận các dịch vụ xã hội, thu nhập, sản xuất và đời sống...

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh đã có những tiến bộ vượt bậc về cơ sở hạ tầng, năng lực tiếp cận các dịch vụ xã hội, thu nhập, sản xuất và đời sống...

Toàn vùng, 100% xã, thôn bản đã có điện lưới quốc gia và 98,7% hộ sử dụng điện; 100% xã được phủ sóng truyền hình; 100% xã có đường giao thông đến trung tâm xã và 77% số thôn, bản ấp có đường giao được cứng hóa đến trung tâm xã; 100% xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; 100% số xã có trường tiểu học, 75% số xã có trường trung học cơ sở; tỷ lệ học sinh DTTS đúng độ tuổi bậc tiểu học đạt 95%, bậc THCS đạt 96%; tỷ lệ nghèo trong vùng giai đoạn 2016-2020 giảm từ 41,65% xuống 25,05%.

Tuy nhiên, so với mặt bằng chung, tình hình KT-XH ở vùng DTTS và miền núi của tỉnh vẫn còn khó khăn. Khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển và thụ hưởng các dịch vụ xã hội còn thấp. Năm 2022, tỷ lệ nghèo vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Trị là 49,51% (áp dụng chuẩn nghèo mới, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ chung của tỉnh 10,44%). Sản xuất hàng hóa có quy mô nhỏ, manh mún với đơn vị sản xuất chính vẫn là hộ gia đình; khả năng phát triển bằng nội lực của đồng bào DTTS còn hạn chế, bên cạnh đó một số tập quán văn hóa truyền thống đang bị xói mòn và một số tệ nạn có xu hướng diễn biến phức tạp trong cộng đồng.

Tuy nhiên, đây vẫn là địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, dễ bị tổn thương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2022, tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị là 49,51%, cao hơn đáng kể so với tỉ lệ nghèo chung toàn tỉnh 19,44%. Khả năng phát triển bằng nội lực của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế; một số tệ nạn mới, nhất là ma túy có xu hướng diễn biến phức tạp trong cộng đồng.

Trong bối cảnh có nhiều thách thức đối với mục tiêu phát triển bền vững, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cả nước nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng đón nhận Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là động lực quan trọng để vừa khai thác và phát huy những tiềm năng, lợi thế, vừa góp phần giải quyết các vấn đề cả về cấp bách lẫn lâu dài đối với mục tiêu phát triển bền vững vùng miền núi.

Đến thời điểm này, tỉnh Quảng Trị đã chuẩn bị đầy đủ các nội dung về cơ chế, chính sách, nguồn lực và con người để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Nhiều giải pháp đã được ban hành như: Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn cho các đơn vị, địa phương; Ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 – 2025; thành lập Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo về quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025); Giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương 5 năm giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương…

Song song với đó, UBND tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền để đồng bào DTTS và người dân sống ở vùng miền núi hiểu về vai trò, ý nghĩa của Chương trình MTQG. Các chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2025 và 2030 cũng như nội dung của 10 dự án thành phần đã được phổ biến đến với người dân thông qua các lớp tập huấn, các buổi hội thảo và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt là thông qua đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS, từ đó tạo sự đồng thuận trong đồng bào DTTS, người dân sống ở vùng miền núi để cùng chung sức thực hiện hiệu quả và thành công Chương trình MTQG.

Tuy nhiên, đây là chương trình lần đầu thực hiện với nhiều nội dung phức tạp, lãnh đạo tỉnh xác định tập hợp và phát huy sức mạnh toàn dân đóng vai trò quan trọng để chương trình sớm phát huy hiệu quả trong thực tiễn.

Bên cạnh đó, để Chương trình được triển khai thông suốt và thống nhất, Quảng Trị đề xuất được thực hiện các nội dung của Chương trình một cách sáng tạo, vừa đúng quy định vừa đạt được hiệu quả đầu tư cao. Trong đó, kéo dài thời gian thực hiện vốn để địa phương có thời gian chuẩn bị tránh do áp lực thời gian làm giảm hiệu quả vốn đầu tư.

Chính phủ, các Bộ ngành và các nhà tài trợ quan tâm, hỗ trợ Quảng Trị phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào các nội dung tăng cường hỗ trợ tài chính, hỗ trợ kỹ thuật để phát triển nguồn nhân lực tại chỗ; phát triển các sản phẩm mới, các mô hình sản xuất – kinh doanh, chuỗi giá trị phát huy các thế mạnh, cơ hội của cộng đồng người bản địa; và công tác thúc đẩy khởi sự, khởi nghiệp kinh doanh cho đồng bào.

Đồng thời, nâng cao năng lực ứng phó đối với những rủi ro trong đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân; nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng đối phó với các tệ nạn xã hội; nâng cao năng lực bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. 

Bảo Phùng, Giao Linh, Thục Anh, Diệu Bình, Kiều Oanh