“Những tiến bộ gần đây của chương trình thử nghiệm tên lửa đạn đạo của Triều Tiên được cho là đang hướng tới khả năng đánh bại hoặc làm giảm hiệu quả chiến đấu của các tên lửa phòng thủ được triển khai trong khu vực như: Patriot, Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis và Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD)”, Sputnik dẫn bản cáo của CRS.

“Ngoài ra, sự tiến bộ của Triều Tiên về mảng tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm cũng cho thấy nỗ lực nhằm chống lại các hệ thống THAAD bố trí trên mặt đất, khi các cuộc tấn công sẽ diễn ra trên vùng biển nằm ngoài tầm hoạt động của radar THAAD. Tuy nhiên, các hệ thống Aegis vẫn có thể theo dõi được hoạt động của những tên lửa này”, bản báo cáo viết thêm.

{keywords}
Cuộc thử nghiệm hệ thống tên lửa KN-25 do Quân đội Triều Tiên tiến hành. Ảnh: Rodong Sinmun

Theo bản cáo được công bố, có ba loại tên lửa được Triều Tiên thử nghiệm những năm gần đây cần được chú ý tới gồm KN-23, KN-24 và KN-25.

Cụ thể, KN-23 được coi là “ví dụ điển hình nhất cho sự tiến bộ” của Bình Nhưỡng, khi loại tên lửa này trong một buổi thử nghiệm đã phô diễn khả năng bay lượn nhấp nhô nhằm làm nhiễu hệ thống tên lửa phòng không của đối phương.

Còn tên lửa KN-24 thì đã thể hiện tính năng cơ động trong khi bay và khả năng của hệ thống dẫn đường nhằm thực hiện các cuộc tấn công chính xác. Ngoài ra, tên lửa này cũng lắp được cả hai loại đầu đạn thông thường và hạt nhân.

Trong khi đó, KN-25 lại có thể phát hiện “các hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, hệ thống dẫn đường bằng quán tính hoặc vệ tinh, cùng các cấu trúc mang tính khí động học”. Loại vũ khí này dường như là tên lửa dùng trong pháo phản lực, tương tự như Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) của Mỹ.

Do vậy khi chiến đấu, quân đội Triều Tiên có thể phóng hàng loạt KN-25 để áp đảo mạng lưới phòng thủ của đối phương.

Những đánh giá trong bản báo cáo trên không hẳn không có cơ sở, khi trong sách trắng quốc phòng được chính phủ Nhật Bản phê chuẩn hôm 14/7 cũng đưa ra nhiều cảnh báo về tính năng của tên lửa Triều Tiên. Trong đó nêu rõ Bình Nhưỡng có thể phát triển tên lửa đạn đạo có quỹ đạo bay thấp để tránh hệ thống phòng thủ Nhật Bản.

Tuấn Trần

Nga sẽ đưa tên lửa S-500 vào trang bị trong năm tới

Nga sẽ đưa tên lửa S-500 vào trang bị trong năm tới

Tuyên bố trên được Thiếu tướng Sergei Babakov, Tư lệnh lực lượng tên lửa phòng không thuộc Lực lượng hàng không vũ trụ Nga đưa ra trong một cuộc phỏng vấn ngày 8/7.

Thổ Nhĩ Kỳ chế thành công tên lửa bắn xa hơn 200km

Thổ Nhĩ Kỳ chế thành công tên lửa bắn xa hơn 200km

Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố, tên lửa hành trình chống hạm tự chế của nước này đã vượt qua cuộc thử nghiệm cuối cùng, phá hủy thành công mục tiêu ở cách xa khoảng 200km.