Công tác chăm sóc sức khỏe học đường luôn được tỉnh Thái Bình quan tâm. Đặc biệt, từ năm 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1660/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Thái Bình đã nhanh chóng ban hành Kế hoạch Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 nhằm duy trì, đẩy mạnh hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh trong các cơ sở giáo dục, bảo đảm sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho học sinh. 

Chương trình đặt ra 5 nhóm chỉ tiêu cụ thể bao gồm: chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh, công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao, tổ chức bữa ăn học đường, tuyên truyền, giáo dục sức khỏe học đường và ứng dụng công nghệ thông tin vào chăm sóc, bảo vệ và quản lí sức khỏe học sinh. 

Hiện nay, toàn tỉnh có 100% các trường mầm non và 38,5% trường tiểu học tổ chức ăn bán trú của học sinh. Sở Giáo dục và Đào tạo liên tục gửi các văn bản chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ tại các bếp ăn bán trú và đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể lực phù hợp giúp học sinh có thể phát triển sức khỏe một cách toàn diện.

W-an-ban-tru-1-1.png
Chăm sóc trẻ bán trú tại các trường mầm non ở Thái Bình. Ảnh minh họa

Để thực hiện được điều đó, hàng năm nhân viên cấp dưỡng trường học được khám sức khỏe định kỳ, được tập huấn về an toàn thực phẩm.  Các cô nuôi được hướng dẫn lên thực đơn cho trẻ. Ví dụ, với học sinh nhà trẻ cần thực hiện thức ăn nhỏ hơn, dễ ăn hơn. Trẻ mẫu giáo thức ăn phong phú hơn, khác với khối nhà trẻ.

Năm học 2023-2024 vừa bắt đầu, các nhà trường tổ chức ăn bán trú đều ra soát, bổ sung, hoàn thiện việc tổ chức bữa ăn bán trú và thực hiện với hội cha mẹ học sinh thực hiện mức độ an toàn bữa ăn học đường cao nhất. Các bữa ăn đều được thực hiện quy trình chặt chẽ từ dụng cụ đồ dùng bán trú được vệ sinh, kiểm tra, khử khuẩn. Học sinh còn được hướng dẫn các bước giữ sạch sẽ vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn. 

Tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình có 35 trường mầm non được tổ chức ăn bán trú. Theo đại diện Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, các trường đều tập huấn cho đội ngũ cô nuôi. Hợp đồng thực phẩm có địa chỉ tin cậy, có chứng nhận an toàn thực phẩm. 

Trường Mầm non Đông Minh, huyện Tiền Hải, các bữa ăn của học sinh luôn được đặt ra tiêu chí bữa ăn ngon, đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng, an toàn, hợp lý. Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền cán bộ giáo viên nhân viên, người lao động và phụ huynh học sinh hiểu tầm quan trọng về công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ, phối kết hợp phụ huynh học sinh bán cho nhà trường những thực phẩm sạch: rau, hoa quả, thịt, thủy sản, hải sản. Qua đó, thực phẩm đảm bảo, rõ nguồn gốc.

Trường mầm non xã Đông Minh còn tổ chức còn chỉ đạo cho cán bộ giáo viên tham quan học hỏi Internet về cách tổ chức bữa ăn học đường kết hợp với tăng cường vận động thể lực cho trẻ tốt. Đối với chăm sóc sức khỏe trẻ nhà trường luôn có biện pháp kết hợp phụ huynh cho trẻ suy dinh dưỡng ăn phục hồi dinh dưỡng. Trẻ được cân, đo theo đúng quy định. Trẻ dưới 2 tuổi cân, đo mỗi tháng/lần, trẻ trên 2 tuổi cân, đo 3 tháng/lần. Kết quả cân, đo theo dõi sức khỏe trẻ được tổng hợp theo dõi vào sổ và góc tuyên truyền của lớp, thông báo cho từng phụ huynh học sinh cùng biết kết hợp với nhà trường chăm sóc sức khỏe cho trẻ đạt hiệu quả.

Ngoài ra, hệ thống nước sạch cũng được quan tâm để học sinh có thể lấy nước. Các nhà vệ sinh đều được sửa chữa, vệ sinh sạch sẽ qua đó giúp phòng nhiều bệnh lây nhiễm như tay chân miệng, tả, lị, thương hàn. Giáo dục trẻ rửa tay bằng xà phòng, chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ góp phần hình thành nề nếp thói quen tốt, hành vi văn minh có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Duy Khánh và nhóm PV, BTV