- Những ngày ở Boston, tôi thích di chuyển bằng tàu điện ngầm. Tôi đi qua tuyến The Green Line của nhà ga trung tâm thành phố, ngắm nghía nhà ga lâu đời nhất nước Mỹ, được xây dựng từ năm 1897.

Bước xuống sân bay quốc tế Logan, Boston vào cuối buổi chiều trời đang giá lạnh, chờ không quá lâu tôi đã đón nhận ngay tình cảm nồng ấm từ gia đình anh Nguyễn Anh Tuấn, cựu TBT Báo VietNamNet dành cho bạn đồng hương, đồng nghiệp cũ từ phương xa vừa đến.

{keywords}

{keywords}
Nhà ga trung tâm TP Boston có lịch sử lâu đời nhất nước Mỹ.

Lối kiến trúc cổ của thành phố Boston cùng với nhiệt độ ngoài trời khoảng 8-10 độ C là cảm nhận đầu tiên, song điều đó không mấy làm tôi bận tâm. 

Đến đây, giống như nhiều du khách, tôi muốn vào thăm các trường đại học nổi tiếng, nơi hội tụ tài năng trẻ của nhiều quốc gia trên thế giới. 

Ba ngày ở Boston, khoảng thời gian tạm đủ, tôi được anh Nguyễn Anh Tuấn, chị Phan Yến, bạn Lê Mậu Tuấn, nghiên cứu sinh của Trường MIT lần lượt hướng dẫn, đưa đi dạo phố, ngắm nhìn cảnh đẹp và tham quan vài cơ sở văn hóa nghệ thuật tiêu biểu ở thành phố cổ kính này.

{keywords}

{keywords}
Công viên, góc phố Boston luôn có sức hấp dẫn du khách.

Lúc này, Boston không phải vào mùa du lịch, đường phố khá bình yên. Không gian kiến trúc của nơi này có nét mới lạ so với Washington DC hay San Francisco, những nơi tôi đã có dịp dừng chân. 

Trong các tour du lịch, hướng dẫn viên thường đưa du khách tham quan khu phố cổ Beacon Hill, một trong các địa điểm lịch sử quen thuộc đối với mọi công dân Mỹ và là niềm hãnh diện của người dân sống tại Boston, đó là khu nhà của dòng họ Kennedy.

Cạnh đó ngôi nhà 5 tầng của nguyên Ngoại trưởng Mỹ John Kerry luôn được du khách ghé chụp ảnh kỷ niệm.

{keywords}
Ngôi nhà của nguyên Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.

Thư viện công cộng nằm ở vị trí sang trọng của trung tâm Boston, một trong các biểu tượng văn hóa, là điểm tham quan thú vị đối với du khách. Tôi nhẹ bước chân vào thư viện và nhận thấy mọi người đều giữ yên lặng ngồi đọc sách, hoặc nghiên cứu tài liệu. 

Học và làm việc tại thư viện có thể là cách tốt nhất giúp con người nạp thêm kiến thức và dĩ nhiên ở đây không hề có ai dùng đến điện thoại hay tán gẫu, tất cả chỉ chăm chú vào các trang sách, hoặc tìm kiếm những tư liệu quý giá của nhân loại.

{keywords}
Thư viện công cộng trung tâm Boston

Theo cuộc hẹn, sau khi sắp xếp công việc, bạn Mậu Tuấn đưa tôi đến tham quan Viện nghệ thuật đương đại, Viện nghệ thuật đang có cuộc triển lãm tranh nghệ thuật của danh họa Picasso. 

Sau khi tham quan các phòng trưng bày hiện vật từ cổ chí kim của một số quốc gia, được thưởng lãm nhiều hiện vật, tranh vẽ đặc sắc của các tác giả tên tuổi khác qua nhiều thế kỷ trong Viện nghệ thuật, điều đọng lại trong tôi là một Boston đáng nhớ vì các hoạt động văn hóa giá trị, nhất là bản thân tôi ít có cơ hội thưởng thức.

Mong ước đến Boston sau đợt công tác Mỹ cách đây 4 năm, nên lần này tôi đã tự lên lịch bay từ bờ Tây sang bờ Đông một chuyến. Anh Tuấn Nguyễn dành trọn một ngày nghỉ đưa tôi tham quan Viện đại học Harvard, trường đại học tư nhân ở TP Cambridge (Massachusetts).

Ngôi trường danh giá này là cơ sở giáo dục đại học lâu đời nhất của Hoa Kỳ, (thành lập ngày 8 tháng 9 năm 1636) được xem là đại học đầu tiên ở châu Mỹ. Anh Tuấn Nguyễn từng nhiều năm nghiên cứu, công tác tại Harvard, nên anh đưa tôi đi nhiều nơi trong trường, chỉ dẫn và giải thích nhiều điều, giới thiệu với tôi một số cơ sở có ý nghĩa đặc biệt của Harvard. 

Tôi như hình dung ra các buổi lễ tốt nghiệp trang trọng của Harvard, như đang cùng nghe các buổi diễn thuyết hùng hồn và cảm thấy lý thú về các mẩu chuyện mang dấu ấn trong đời sinh viên Harvard từ lời kể của anh.

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Trước đó, Mậu Tuấn với tư cách là nghiên cứu sinh của Học viện công nghệ thông tin, gọi tắt là MIT đã làm hướng dẫn viên giúp tôi hiểu biết đôi chút về ngôi trường tầm cỡ này. 

MIT luôn khuyến khích sinh viên của trường phát huy tính sáng tạo, ý tưởng càng táo bạo càng được hoan nghênh. Mậu Tuấn tận tình hướng dẫn và giới thiệu tôi khá chi tiết về “kho tàng sáng tạo” của trường. 

Chung quanh trường có nhiều hình ảnh, hiện vật độc đáo do sinh viên các khóa của trường thực hiện, tạo ấn tượng, thu hút sự quan tâm của người xem về các ý tưởng tuyệt vời của họ.

Dãy hành lang xuyên trục của trường MIT là nơi mà tất cả sinh viên đều có thể giao lưu, gặp nhau hàng ngày, mang ý nghĩa hội tụ và phát triển vô tận. Hai bên hành lang, trước các gian phòng thấy xuất hiện các bảng giấy, tranh vẽ của các sinh viên, như cổ vũ, khuyến khích mọi người không ngừng nêu ý tưởng và sáng tạo. 

Mậu Tuấn cho hay, hầu hết sinh viên quốc tế nộp đơn vào học ở MIT, muốn nhà trường tiếp nhận, điều kiện đầu tiên là phải có thành tích học lực nổi bật, ít nhất là từng có giải thưởng giáo dục cấp quốc gia. 

Bấy nhiêu, cũng cho thấy vị thế và đẳng cấp của MIT, nghĩa là các sinh viên tốt nghiệp tại MIT có đầy đủ ưu thế và sớm thành đạt trong tương lai.

{keywords}
Cổng chính của Học viện Công nghệ thông tin MIT
{keywords}
Tượng nhà toán học nổi tiếng Mathematical Man trước cổng Trường MIT

Với tôi Boston không chỉ là điểm tham quan đơn thuần bởi khung cảnh thiên nhiên, kiến trúc của một thành phố cổ, sự thịnh vượng của nền kinh tế thương mại. Hình ảnh của một Boston giàu chất xám mới chính là điều hấp dẫn hơn đối với nhiều du khách.

{keywords}

{keywords}
TP Boston về đêm.

Trên chuyến tàu điện ngầm trở lại trung tâm, chung quanh tôi phần lớn là những gương mặt trẻ, họ là sinh viên đa quốc gia tập trung về Massachusetts để trau dồi trí thức. 

Boston đáng tự hào là thành phố trí tuệ, điều này không chỉ dành riêng nước Mỹ.

Bài và ảnh: Đức Liên