Các nhà lãnh đạo thế giới đã đồng loạt bày tỏ sự bàng hoàng và đau buồn về một loạt vụ thảm sát khắp Paris làm hơn trăm người chết đêm ngày 13/11.

TIN BÀI LIÊN QUAN:


Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết bà “vô cùng choáng váng trước thông tin và những hình ảnh mà chúng ta thấy từ Paris”. Nhà lãnh đạo Đức đã ra một thông cáo, trong đó bà xin chia buồn với các nạn nhân.

{keywords}
Tổng thống Mỹ Barack Obama

Tổng thứ ký Liên minh quân sự NATO bày tỏ “sự bàng hoàng tột bậc trước các vụ tấn công kinh hoàng ở Paris”. Trong một thông điệp đăng tải trên Twitter, ông Jens Stoltenberg tuyên bố: “Chúng tôi cùng sát cánh với người dân Pháp. Khủng bố sẽ không bao giờ thắng được dân chủ”.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon lên án “các cuộc tấn công khủng bố hèn hạ” ở Paris và yêu cầu thả ngay lập tức một số con tin đang bị cầm giữ ở nhà hát Bataclan.

Tổng thống Barack Obama gọi các vụ tấn công nhằm vào Paris là “nỗ lực phi nhân tính nhằm khủng bố người dân vô tội” và thề sẽ làm tất cả để đưa những kẻ tấn công ra trước pháp luật.  Phát biểu trước các phóng viên tại Nhà Trắng, Obama nói ông sẽ không đồn đoán về kẻ chịu trách nhiệm. Ông gọi loạt vụ tấn công là một “tình huống đau lòng” và “vụ tấn công vào toàn nhân loại”.

Obama đã được cố vấn chống khủng bố Lisa Monaco thông báo về các vụ tấn công Paris ngày 13/11. Ông khẳng định nước Mỹ sẽ đồng hành cùng Pháp khi đối mặt với các vụ tấn công. “Chúng tôi sẽ làm mọi thứ cần thiết... để đưa những kẻ khủng bố ra trước pháp luật”.

Trong một thông cáo riêng rẽ, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bày tỏ: “Tôi chia sẻ sự đau buồn và tức giận của Tổng thống Obama về các vụ tấn công khủng bố tối nay tại Paris... Đó là những hành động độc ác, ghê tởm và đê hèn. Mọi người trong chúng ta có thể làm hết sức trong khả năng của mình để chống lại những gì chỉ có thể coi là một cuộc tấn công nhằm vào nhân loại nói chung”.

Thủ tướng Anh David Cameron cho biết ông “choáng” trước các vụ tấn công trơ trẽn.Cameron bày tỏ trên Twitter: “Chúng tôi chia buồn và cầu nguyện với nhân dân Pháp. Chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì có thể để giúp đỡ”.

Tại Vatican, Fr. Federico Lombardi, phát ngôn viên của Giáo hoàng Francis, lên án loạt vụ tấn công và cầu nguyện cho những người đã chết, những người bị thương và toàn thể người dân Pháp.

Sau khi Paris hứng chịu khủng bố, Tổng thống Francois Hollande đã đóng cửa tất cả các biên giới của Pháp và tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Trong bài phát biểu trên truyền hình, Hollande khẳng định đất nước ông sẽ đứng vững và đoàn kết chống lại những kẻ tấn công.

Thanh Hảo