Ngay từ giữa năm 2019, Nam Định là một trong 2 địa phương (cùng với Đồng Nai) dẫn đầu cả nước trong xây dựng nông thôn mới (NTM) với 100% số xã và huyện đạt các tiêu chuẩn NTM.
Trước đó vào năm 2015, huyện Hải Hậu của địa phương này là huyện thứ 4 của cả nước đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Theo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, với truyền thống “Mỹ tục khả phong” “Thiện tục khả phong” được các triều đại phong kiến ban, trong thời đại Hồ Chí Minh, Hải Hậu (Nam Định) luôn là ngọn cờ đầu trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.
Từ năm 1978 đã được Bộ VHTT công nhận là “điển hình văn hóa cấp huyện của cả nước” và liên tiếp những năm sau đó, cho đến năm 1998 được công nhận 20 năm liền là mô hình điển hình văn hóa cấp huyện.
Thủ tướng chủ trì hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Để đi tới hội nghị tổng kết toàn quốc hôm nay, Ban chỉ đạo TƯ các chương trình mục tiêu quốc gia đã tổ chức 4 hội nghị tổng kết ở các vùng trên cả nước.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhắc lại bối cảnh ra đời chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Cụ thể chương trình này bắt nguồn từ Nghị quyết số 26 của hội nghị lần thứ 7, BCH TƯ khóa 10 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Trong đó đề ra mục tiêu "xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Ðảng được tăng cường".
Từ đó, Bộ Chính trị đã giao Ban Bí thư chỉ đạo "xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa".
Ban Bí thư đã thành lập Ban Chỉ đạo TƯ và thông qua đề án về chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới, giao cho Ban Chỉ đạo TƯ triển khai thực hiện. Đề án đã lựa chọn 11 xã điểm tại 11 tỉnh, thành phố, đại diện cho các vùng khác nhau của đất nước để tổ chức triển khai thực hiện.
Tiếp theo đó, Thủ tướng ban hành Quyết định số 800 ngày 4/6/2010 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Đồng thời, phát động Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” để tuyên truyền, vận động, huy động các cấp, các ngành, các thành phần trong xã hội và nhân dân cả nước chung tay, góp sức xây dựng nông thôn mới.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Cùng với đó, khuôn khổ pháp luật từng bước được hoàn thiện với nhiều cơ chế, chính sách quan trọng tạo thuận lợi trong triển khai thực hiện.
Tới nay sau 10 năm triển khai thực hiện, cả nước đã có 4.665 xã (52,4%) được công nhận đạt chuẩn NTM; 8 tỉnh, thành phố đã có 100% số xã được công nhận đạt chuẩn NTM (Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương và Cần Thơ); 109 đơn vị cấp huyện của 41 tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ được Thủ tướng công nhận đạt chuẩn NTM; chương trình hoàn thành trước gần 2 năm so với chỉ tiêu Đảng, Quốc hội giao.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các Bộ, ngành TƯ, các địa phương và các nhà khoa học tập trung nghiên cứu, thảo luận để làm rõ năm vấn đề.
Một là, đánh giá những thành tựu, kết quả nổi bật của chương trình trong thời gian vừa qua, nhất là nhìn nhận, đánh giá lại công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới từ Trung ương đến cơ sở.
Hai là, đánh giá vai trò và sáng tạo của người dân; kinh nghiệm tuyên truyền, vận động thu hút, lôi cuốn người dân, giúp người dân thấy được quyền và lợi ích chính đáng của mình, từ đó sẵn sàng chung sức, đồng lòng tham gia xây dựng nông thôn mới.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Ba là, chỉ ra những bài học kinh nghiệm thành công cùng như những tồn tại, hạn chế, những bất cập để phục vụ tốt hơn cho công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới những năm tiếp theo,…
Bốn là, nghiên cứu ban hành khung khổ pháp lý để triển khai chương trình và đề xuất chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tiêu chí, các văn bản hướng dẫn để triển khai xây dựng NTM trong giai đoạn mới.
Cuối cùng là, đề xuất các giải pháp, cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ phù hợp với thực tiễn, thiết thực và hiệu quả hơn, để phát triển nông thôn hài hòa, hướng tới chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân ngày càng tốt hơn.
Trong đó tập trung vào xây dựng khung khổ chính sách cho xây dựng nông thôn mới của cả nước giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến 2030; lựa chọn các nội dung để đưa vào văn kiện đại hội Đảng toàn quốc và đại hội Đảng các cấp.
Theo VGP
Hạt ngọc trên cánh đồng chết, kỳ tích người Nhật cũng ngả mũ khâm phục
Trên thế giới hiện nay chưa có loại gạo nào đạt cả 545 chỉ tiêu về chất lượng như gạo hữu cơ Quảng Trị, hai hợp chất tìm thấy còn quý và đắt hơn vàng 30.000 lần.