Chứng kiến dòng vốn đầu tư 94.000 tỷ đồng vào Hòa Bình, Thủ tướng cho rằng tuyến cao tốc Láng-Hòa Lạc-Hòa Bình được ví như 'hành lang kinh tế Đông-Tây' nối Hà Nội-Hòa Bình sẽ tạo ra động lực tăng trưởng mới, sức bật mới.
Thủ tướng: Biển cờ sôi động đang hướng về đội tuyển thân yêu
Thủ tướng: Phấn đấu cơ bản không còn tình trạng di cư tự do vào 2025
Chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hòa Bình, chứng kiến lãnh đạo tỉnh trao các quyết định đầu tư, ký kết bản ghi nhớ đầu tư với các doanh nghiệp với tổng số vốn khoảng 94.000 tỷ đồng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị |
Nhắc lại lần dự hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hòa Bình cách đây 2 năm, khi đó, 22 dự án được cấp giấy phép và nay 18 dự án trong số này đã được triển khai, Thủ tướng đánh giá, các nhà đầu tư vào Hòa Bình đã nói và làm.
“Hôm nay, chúng ta vui mừng đã có 94.000 tỷ đồng được cấp giấy phép hoặc thỏa thuận đầu tư, trong đó có rất nhiều dự án của các doanh nhân Việt Nam và nhiều dự án FDI”, Thủ tướng nói và chia sẻ, sáng nay, ông đi từ trung tâm Hà Nội tới Hòa Bình mất chưa đầy 1 giờ đồng hồ, do có đường cao tốc Hà Nội-Hòa Bình, “điều đó nói lên Thủ đô của chúng ta gần với tỉnh Hòa Bình ở mức nào”.
Thủ tướng khẳng định Hòa Bình, người láng giềng chung vách với Hà Nội, là một trong 9 bông hoa đẹp nằm trong vùng Thủ đô. Đây là điều kiện quan trọng để Hòa Bình phát triển tiềm năng, thế mạnh của mình.
‘Bông hoa’ đẹp nằm trong vùng Thủ đô
Theo Thủ tướng, trong 9 bông hoa xung quanh Hà Nội thì “bông hoa” Hòa Bình là lớn nhất (tỉnh có diện tích lớn nhất trong các tỉnh vùng Thủ đô). Đây là nơi cung cấp nguồn nước cho Thủ đô, có nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Con người Hoa Bình cần cù lao động, chân thành.
Điều kiện tự nhiên thuận lợi, gần thị trường lớn là Hà Nội. Hòa Bình có nhiều tiềm năng quý quá, với núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hiện diện ngay trong vùng Thủ đô, ít nơi nào thuận lợi được như thế.
Đánh giá Hòa Bình có “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, Thủ tướng gợi ý tỉnh tập trung vào 4 mũi nhọn kinh tế, và theo Thủ tướng, đây cũng là gợi ý cho các nhà đầu tư trong buổi xúc tiến đầu tư đông đảo hôm nay.
Một là, xây dựng Hòa Bình thành tỉnh du lịch. Hai là, phát triển nông lâm nghiệp chế biến, ứng dụng công nghệ cao. Cụ thể, phát triển lâm nghiệp gắn với chế biến gỗ xuất khẩu với 75% diện tích tự nhiên của tỉnh là đất lâm nghiệp, tỷ lệ che phủ rừng lên đến trên 51%, có khả năng cung cấp khoảng 400.000 m3 gỗ hằng năm. Tiềm năng phát triển ngành lâm nghiệp còn rất lớn. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển các nhà máy chế biến gỗ, góp phần đưa Việt Nam trở thành trung tâm đồ gỗ và nội thất của thế giới.
Thủ tướng chứng kiến lễ ký biên bản ghi nhớ đầu tư tại tỉnh Hòa Bình |
Hòa Bình có rất nhiều sản vật nông nghiệp địa phương, có lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, hướng đi cho nông nghiệp ở Hòa Bình theo xu hướng nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng các tiến bộ của khoa học-kỹ thuật vào sản xuất. Mục tiêu của ngành nông nghiệp Hòa Bình trước hết là cung ứng cho vùng Thủ đô và sau đó hướng ra xuất khẩu.
Ba là, phát triển công nghiệp địa phương trong những lĩnh vực giàu tiềm năng. Thủ tướng cho biết, Hòa Bình đã được Chính phủ cho phép triển khai 8 khu công nghiệp. Hòa Bình cần hướng vào các ngành chế biến chế tạo nhằm giải quyết việc làm và không ảnh hưởng đến môi trường.
Bốn là, phát triển đô thị là một động lực phát triển của Hòa Bình với những khu đô thị xanh, sinh thái, hiện đại, bảo đảm môi trường sống tốt nhất.
Nhất cự li, nhì tốc độ
Để hướng vào các mũi nhọn kinh tế trên, Thủ tướng gợi ý, “người ta hay nói nhất cận thị, nhị cận giang, mình gần Hà Nội, gần sông Đà thì chúng ta thêm một câu nữa “nhất cự li, nhì tốc độ”.
Vì vậy, Hòa Bình cần phát huy lợi thế về địa chiến lược của Vùng Thủ đô, tuyến cao tốc Láng-Hòa lạc được ví như "hành lang kinh tế Đông-Tây" nối Hà Nội-Hòa Bình. Tuyến Láng-Hòa Lạc-Hòa Bình sẽ tạo ra động lực tăng trưởng mới, sức bật mới không chỉ cho Hòa Bình, mà cả các tỉnh Tây Bắc.
Hòa Bình cần làm tốt công tác tiếp xúc nhà đầu tư, cung ứng dịch vụ hỗ trợ tốt nhất cho nhà đầu tư, thu hút các “sếu lớn” đến với địa phương. Thủ tướng bày tỏ vui mừng khi tại Hội nghị hôm nay, tỉnh đã chủ động kêu gọi được các nhà đầu tư, các tập đoàn lớn như FLC, Vingroup… và nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn khác.
Cũng như nhiều địa phương khác Hòa Bình cần chủ động có phương án tái bố trí dân cư theo hướng tập trung theo cụm nhằm tăng hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt bảo đảm an toàn cho người dân mùa mưa lũ.
Hòa Bình cần đặc biệt chú trọng đến chất lượng vốn con người, cần chú trọng vấn đề liên kết vùng.
Hòa Bình cần quan tâm nâng cao chỉ số cạnh tranh, đưa vấn đề của doanh nghiệp thành ưu tiên trong các chương trình nghị sự, đặt nhiệm vụ giải quyết các yêu cầu của doanh nghiệp nằm ở trang đầu trong quyển sổ điều hành của lãnh đạo.
Với các nhà đầu tư, Thủ tướng nêu rõ, cần gắn lời nói với việc làm. “Tôi mong rằng các nhà đầu tư nhanh chóng bắt tay vào nghiên cứu để triển khai các cam kết. Không để tình trạng nói một đường làm một nẻo”.
Thủ tướng mong muốn các nhà đầu tư nâng cao trách nhiệm xã hội trong đầu tư, bảo đảm môi trường sống, “để chúng ta cùng thắng”.
Về phía Chính phủ, Thủ tướng khẳng định sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư để thành công ở Hòa Bình, ở Việt Nam.
Cách đây 24 năm, trên dòng sông Đà hung dữ, dưới bàn tay con người, đã có nhà máy thủy điện lớn nhất lúc bấy giờ. “Điều đó nói lên cái gì, chúng ta có khát vọng, cùng với ý chí thì có thể đạt được những điều tưởng chừng như không thể. Vì vậy, tôi nghĩ, nhà đầu tư cùng với địa phương, cùng với Chính phủ, hợp tác cùng nhau để tạo nên thành công lớn lao cho địa phương, cho nhà đầu tư và đóng góp xây dựng đất nước Việt Nam thân yêu”, Thủ tướng nói.
Bên lề hội nghị, Thủ tướng đã tiếp một số nhà đầu tư đang triển khai hoạt động đầu tư tại tỉnh Hoà Bình.
Mức lương Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ năm 2019 là bao nhiêu?
Trong năm 2019, mức lương cơ sở sẽ được điều chỉnh trong năm 2019. Mức lương của các lãnh đạo cấp cao sẽ thay đổi như thế nào?
Thủ tướng: “SV không chỉ có việc học, mà cần ý thức khởi nghiệp"
Thủ tướng khẳng định, hội nhập không phải chỉ là văn hoá, là tinh thần, mà cần phải hiểu biết quốc tế sâu rộng, cần phải biết ứng xử không lạc hậu với thời đại.
Thủ tướng: Phát huy thế mạnh báu vật thiên nhiên dành cho Đắk Lắk
Cần phát huy, đưa một số thế mạnh như cà phê là báu vật thiên nhiên dành cho Đắk Lắk, giữ nguồn cung thị trường xấp xỉ 2 tỷ người.
Theo VGP