- Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về dự án nhận chìm vật chất ở biển Bình Thuận.
Cụ thể, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban bí thư về việc Bộ TN&MT cấp Giấy phép nhận chìm ở biển Bình Thuận, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng TN&MT xem xét, xử lý vấn đề trên đúng quy định của pháp luật.
Khu vực Hòn Cau cách không xa điểm nhận chìm vật chất. Ảnh: VietNamNet |
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì, khẩn trương xem xét, đánh giá toàn diện tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường trong việc nhận chìm vật chất tại vùng biển tỉnh Bình Thuận theo chỉ đạo của Thủ tướng tại Công văn 7732 ngày 24/7/2017 của Văn phòng Chính phủ.
Trước đó, ngày 23/6, Bộ TN&MT đã cấp Giấy phép số 1517/GP-BTNMT cho phép Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 được nhận chìm vật liệu nạo vét từ vũng quay tàu, khu nước trước bến chuyên dùng phục vụ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1, thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong (Bình Thuận).
Theo giấy phép, gần 1 triệu m3 vật chất nhận chìm là từ quá trình nạo vét vũng quay tàu và khu bến chuyên dùng, phục vụ cho việc xây dựng Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1. Trong đó, có 20% bùn, 80% cát, vỏ sò, cát pha, cát kết phong hóa, sét, bùn trầm tích...
Khu vực biển được cấp phép nhận chìm nằm gần Khu bảo tồn biển Hòn Cau, là một trong 16 khu bảo tồn biển của cả nước. Đây là nơi có quần thể san hô nguyên thủy dài hơn 2 km với gần 234 loại san hô và các rạn ngầm. Nơi đây còn có sự hiện diện của trên 34 loài thủy sinh vật quý hiếm nằm trong danh mục có nguy cơ tuyệt chủng và là bãi đẻ của rùa biển, đồi mồi.
Viện Hải dương học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã công bố hiện trạng môi trường khu vực biển Vĩnh Tân, nơi dự kiến nhận chìm chất nạo vét của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1. Theo đó, thành phần vật liệu trầm tích đáy biển chủ yếu là cát mịn, màu xám đen, rất ít vỏ vụn xác sinh vật, độ chọn lọc tốt.
Về sinh cảnh đáy biển, đây là sinh cảnh đáy mềm, khá nghèo sinh vật đáy có kích thước lớn, có một số ít bụi rong, cua ký cư, ốc, huệ biển và không phát hiện san hô và cỏ biển.
Theo kết quả phân tích sơ bộ sinh vật đáy nhỏ có trong mẫu trầm tích, có sự hiện diện của cả 4 nhóm động vật đáy chính gồm: giun nhiều tơ, thân mềm, giáp xác và da gai.
Kết quả khảo sát vùng biển nhận chìm bùn thải ở Bình Thuận
Viện Hải dương học Nha Trang vừa có báo cáo kết quả khảo sát vùng biển nhận chìm 1 triệu m3 nạo vét của Vĩnh Tân 1.
Vụ nhận chìm bùn thải ở Bình Thuận: Rà soát lại báo cáo môi trường
Phó Thủ tướng yêu cầu phải rà soát đánh giá tác động môi trường và dự án nhận chìm ở biển, báo cáo Thủ tướng trong thời gian sớm nhất.
Bình Thuận đề xuất thay thế phương án nhận chìm bùn thải
Tỉnh ủy Bình Thuận vừa có văn bản gửi Ban Bí thư, Ban Kinh tế TƯ và Văn phòng TƯ Đảng về việc nhận chìm bùn cát, nạo vét xuống biển.
Tin mới nhất về kết quả kiểm tra vùng biển nhận chìm
PGS.TS Võ Sỹ Tuấn cho biết, đơn vị đang hoàn tất báo cáo kiểm tra thực địa tầng nền của vùng biển nhận chìm để gửi Bộ TN&MT trong tuần này.
Vụ nhận chìm bùn thải: Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 'trần tình'
Phó tổng giám đốc Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 trao đổi xung quanh dự án đổ gần 1 triệu m3 bùn thải xuống biển Bình Thuận.
Dự án nhận chìm 1 triệu m3 bùn: Hàng loạt nhà khoa học bị mạo danh lên tiếng
Đến nay, có 3 trong số 14 thành viên có tên trong danh sách tham gia dự án nhận chìm 1 triệu m3 bùn thải đã lên tiếng, cho rằng bị mạo danh, lợi dụng tên tuổi.
Kiến nghị Chính phủ cho dừng nhận chìm bùn thải
Hội Nghề cá vừa có kiến nghị Chính phủ cho tạm dừng thực hiện cấp phép của Bộ TN&MT về việc nhận chìm 1 triệu m3 bùn thải.
Bộ trưởng TN&MT: Chưa giao biển để Nhiệt điện Vĩnh Tân thực hiện nhận chìm
Bộ TN&MT đang chờ kết quả đánh giá của các nhà khoa học, từ đó xem xét có bàn giao biển để DN được thực hiện nhận chìm hay không.
Cấp phép 'nhận chìm' bùn thải ở Hòn Cau: Bộ TN&MT tin kiểm soát được tình hình
Thừa nhận việc nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn thải có tác động tới môi trường, đại diện Bộ TN&MT tin rằng 'vẫn có thể kiểm soát được tình hình".
Trần Thường