W-hàng quán, đồ ăn, an toàn thực phẩm, TPHCM 19.jpg

Xung quanh cổng các bệnh viện ở TP.HCM từ lâu tồn tại nhiều hàng quán, xe đẩy, gánh hàng di động… bán từ đồ ăn, nước uống nhưng để lại nhiều hình ảnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, gây hại cho sức khỏe. Bệnh viện và vùng lân cận xung quanh là nơi môi trường dễ bị ô nhiễm cùng với đó là bụi bặm đường phố, tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh cao. Tại cổng Bệnh viện Nhi Đồng 2 (quận 1), nhiều người bán sử dụng các vật dụng đựng thức ăn sơ sài, chỉ dùng một bọc nylon che chắn qua loa, dùng tay không bốc đồ ăn đưa cho khách. 

W-hàng quán, đồ ăn, an toàn thực phẩm, TPHCM 16.jpg

Người bán hàng sử dụng tay trần lật bánh và lấy cho khách. Cũng chính bàn tay đó nhận tiền và trả lại tiền cho khách.

W-hàng quán, đồ ăn, an toàn thực phẩm, TPHCM 4.jpg

Tại cổng Bệnh viện Chợ Rẫy (quận 5), một xe bán cơm có khá đông bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tới mua. Hàng này chỉ vỏn vẹn đặt một tủ kính nhỏ, các món ăn được chế biến sẵn bày trên các khay, không được che đậy. Canh được đựng sẵn trong các túi, hộp nhựa và dụng cụ ăn uống một lần. Hầu hết quầy hàng ăn uống di động thu hút thực khách vì phục vụ nhanh, thuận tiện, giá rẻ. 

W-hàng quán, đồ ăn, an toàn thực phẩm, TPHCM 7.jpg

Chủ hàng bánh mì không đeo găng tay khi làm đồ ăn cho khách. Đa phần ở các quầy bánh mì, toàn bộ phần nhân thịt, chả, rau, dưa,... đều được cắt sẵn và bày trên kệ cả ngày, dù trời nắng nóng có thể khiến đồ ăn hư hỏng. 

W-hàng quán, đồ ăn, an toàn thực phẩm, TPHCM 8.jpg

Nhiều hàng cơm bày bán tràn vỉa hè quanh các bệnh viện. Thịt sống được đặt ngay dưới đất, xung quanh nhiều vật dụng mất vệ sinh như chổi, xô chậu,... Nhiều chủ hàng thậm chí chỉ dùng một bình nước để vệ sinh bát, đũa, dụng cụ chế biến,... Tất cả chỉ được rửa sơ qua 1-2 lần. 

W-hàng quán, đồ ăn, an toàn thực phẩm, TPHCM 11.jpg

Nhiều người đi thăm bệnh nhân, khi tới đây họ chọn quán ăn thay vì gánh hàng rong bởi được cho là vệ sinh hơn. Theo các chuyên gia, ngộ độc thực phẩm gây ra do ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn hoặc thực phẩm có chứa các chất có tính độc hại đối với người ăn. Tác nhân gây ngộ độc có thể là vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng), độc tố của vi khuẩn, chất độc hóa học, chất độc tự nhiên sẵn có trong thực phẩm hay do thức ăn bị biến chất.

W-hàng quán, đồ ăn, an toàn thực phẩm, TPHCM 12.jpg

Tại các quầy, hàng ăn quanh bệnh viện, đa phần vật dụng ăn uống là nhựa, đồ dùng một lần. 

W-hàng quán, đồ ăn, an toàn thực phẩm, TPHCM 2.jpg

Tại cổng bệnh viện Ung Bướu 2 (TP Thủ Đức) cũng có hàng chục hàng rong hết sức "đơn sơ". Chị em chỉ cần dùng thùng xốp, ghế đỏ để kê đồ bày bán. 

Khách ngồi ăn ngay trên vỉa hè, không cần bàn. Nhiều bãi rác đã phần chỉ toàn là hộp đựng đồ ăn, túi nylon được quăng ngay bên các hàng quán.

W-hàng quán, đồ ăn, an toàn thực phẩm, TPHCM 20.jpg

Những cốc nước giải khát tự pha chế trước cổng Bệnh viện Từ Dũ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm như: nguyên liệu không rõ nguồn gốc, quy trình chế biến không đảm bảo vệ sinh; điều kiện, cơ sở vật chất bảo quản thực phẩm không đạt tiêu chuẩn. Dấu hiệu nhận biết tình trạng ngộ độc thực phẩm thường gặp là sốt, nôn, tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi. Lưu ý, nhiều bệnh dễ nhầm với ngộ độc thực phẩm như các bệnh ở não, nhồi máu cơ tim thất phải, nhiều bệnh cấp cứu ở bụng (như thủng dạ dày tá tràng, viêm ruột thừa, tắc mạch, viêm tụy cấp, giun chui ống mật, thai ngoài tử cung vỡ) và các bệnh khác.

W-hàng quán, đồ ăn, an toàn thực phẩm, TPHCM 24.jpg

“Do có người thân nằm viện ở đây đã khá lâu, tôi thường xuyên ăn ở những quán cơm quanh bệnh viện. Mặc dù biết rằng đồ ăn đa số kém vệ sinh nhưng khu vực này thực phẩm khá đa dạng và giá hợp lý, tiện lợi, không phải đi xa", một người nhà bệnh nhân chia sẻ. Theo thống kê của Bộ Y tế, chỉ tính riêng quý 1/2024 cả nước đã xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 659 người ngộ độc, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ, và có 3 ca tử vong.