Các cuộc thi nhan sắc luôn đi kèm với những lời quảng cáo ấn tượng, cùng với những hứa hẹn đầy cám dỗ về cơ hội khi trở thành người nổi tiếng. Vì thế, trong các cuộc thi sắc đẹp, vương miện chỉ có một nhưng có tới hàng nghìn cô gái đua nhau tham dự bằng mọi giá.
TIN BÀI KHÁC
Daily finance đã có bài phân tích về những cơ hội cũng như những cái giá phải trả khi trở thành hoa hậu.
Giá để thành nữ hoàng sắc đẹp không hề rẻ
Đi kèm với các cuộc thi sắc đẹp những lời cam kết đấy hấp dẫn về những khoản tiền thưởng, học bổng và những hứa hẹn cho một tương lai xán lạn khi đăng quang. Thế nhưng, vấn đề muôn thủa là nó chẳng bao giờ trở thành hiện thực khi cuộc thi kết thúc. Bên cạnh những cuộc thi nghiêm túc thì cũng có không ít những cuộc thi mở ra chỉ làm đầy hầu bao cho các nhà tổ chức.
Câu hỏi đặt ra là: Đâu là cái giá phải trả để trở thành nữ hoàng sắc đẹp? Rõ ràng, cái giá này không hề rẻ.
Vanessa Moore (không phải tên thật) đoạt Á hậu 2 trong một cuộc thi sắc đẹp là một ví dụ điển hình theo dẫn chứng trong bài phân tích trên trang Daily finance. Theo quy chế, cô nhận được số tiền thưởng cùng với một suất học bổng tương đương với ngôi vị của mình, cụ thể là 5.000 USD (hơn 100 triệu đồng). Nhưng rốt cuộc, Vanessa đã phải tay trắng ra về.
Cô chia sẻ: “Tôi không nhận được xu nào cả”. Mỗi lần liên hệ với chủ tịch cuộc thi về vấn đề tiền thưởng, tôi lại nhận được một loạt lý do: Bà cô ấy ốm nặng nên chưa có thời gian xem xét; Kế toán đang tiến hành chi trả; Bà cô ấy mất, cô ấy phải lo chuyện tang ma... Cuối cùng thì cô ta không thèm nhận điện thoại của tôi nữa. Tôi đã định kiện ra tòa. Nhưng suy đi tính lại, việc này khiến tôi gặp nhiều phiền toái và còn tốn nhiều tiền hơn”.
Trường hợp của Vanessa Moore không phải là chuyện hiếm gặp trong các cuộc thi sắc đẹp . Thậm chí, nó còn có dấu hiệu ngày càng tăng mạnh. Better Business Bureau là một tổ chức lớn ở Mỹ, chuyên cung cấp thông tin đáng tin cậy, hỗ trợ cho mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Năm 2010, công ty này đã nhận được gần 10.000 thắc mắc của dư luận về các cuộc thi sắc đẹp, tăng đột biến so với năm 2009 (gần 6.000) và năm 2008 (6.100).
Ông Deanna Oerman, chủ tịch hãng Nyx Models nhận định: “Rất nhiều cuộc thi kiếm được hàng nghìn USD từ phí dự thi của thí sinh, nhưng không tạo ra được một ngôi sao nào cả.”
Hillary Beulah - một người đẹp từng tham dự 10 cuộc thi sắc đẹp trong vòng 3 năm - chia sẻ câu chuyện của cô: “Đó là cuộc chơi tốn kém. Nếu muốn trở thành thí sinh, bạn sẽ phải bỏ ra cả một khoản chi phí không nhỏ. Bố mẹ tôi chi ra 20.000 USD (hơn 400 triệu đồng). Tôi cũng học hỏi thêm được một vài điều từ các cuộc thi đó. Nhưng bố mẹ vẫn không thỏa mãn vì tôi không giành được danh hiệu quan trọng nào cả”.
Mác hoa hậu, sức hút khó cưỡng
Nhiều cô gái từng tham gia các cuộc thi nhan sắc thừa nhận các cuộc thi sắc đẹp đã mở ra cho thí sinh rất nhiều cơ hội. Có rất nhiều phụ nữ thành công trong lĩnh vực báo chí, truyền hình… đều từng bước ra từ các cuộc thi sắc đẹp.
“Đó là nơi tuyệt vời cho các bạn xây dựng sự tự tin. Họ sẽ học được cách làm chủ chính mình trước áp lực từ các cuộc phỏng vấn và các cuộc giao lưu với đám đông”, ông Gerdeen Dyer, người sáng lập tổ chức Pageant News Bureau (PNB) nói.
Casey Kaczmarek là người thành công với các cuộc thi nhan sắc. Cô từng ẵm 3 danh hiệu: Miss Teen Long Beach, Miss Earth USA và Mrs. America International. Sau đó, cô làm việc trong lĩnh vực này 15 năm qua với các vai trò như: tổ chức, giám khảo và huấn luyện. Cô chia sẻ rằng: "Nhờ danh hiệu đạt được, tôi được mời làm người phát ngôn cho nhiều tổ chức, được làm khách tại nhiều sự kiện… Với ngôi vị Miss Teen Long Beach, tôi xuất hiện trong 200 sự kiện khi đang đương kim”.
Ami Ahuja cũng là người từng lăn lộn với nhiều cuộc thi sắc đẹp. Ngay từ khi mới 10 tuổi, Ami Ahuja đã muốn được tham gia các cuộc thi sắc đẹp. Giấc mơ đó đã thành hiện thực từ tháng 3 năm nay khi cô được tham gia vào cuộc thi Hoa hậu Quý bà Wisconsin (Mỹ). Tại cuộc thi này cô đã giành ngôi Á hậu và được bình chọn là Người đẹp ăn ảnh. Ahuja nói rằng: "Tôi đã trở thành người nổi tiếng trong cộng đồng người Ấn Độ ở Wisconsin. Tôi được báo giới quan tâm và công việc kinh doanh của tôi từ đó cũng rất thuận lợi”.
Đối với cô, việc tham gia vào cuộc thi sắc đẹp là việc làm rất có ý nghĩa đối với tương lai và sự nghiệp của cô. “Tôi đang viết một cuốn sách, rồi lập ra rang web tư vấn sắc đẹp và chuẩn bị tung ra một chương trình truyền hình trong tháng tới, tất cả những điều này là nhờ vào cuộc thi Miss”, cô chia sẻ.
Thực tế, bên cạnh những cuộc thi thực sự là môi trường để cho những người đẹp có cơ hội phát triển thì còn có vô số những cuộc thi nhan sắc không đáng để tham dự. Ông Dyer cho biết: “Đó là những cuộc thi không công bằng, minh bạch khi xảy ra tình trạng ban giám khảo đánh giá thiếu chất lượng. Thậm chí là có những trường hợp thí sinh hối lộ hoặc “cặp” với ban giám khảo để có được vương miện”.
Tuy vậy nhiều người thừa nhận dù thành công hay thất bại, khi tham dự một cuộc thi nhan sắc, bạn vẫn nhận lại được cho mình điều gì đó ngay cả khi không đăng quang. Tuy nhiên cái giá để đi đến ngôi vị Nữ hoàng sắc đẹp thì thật sự chưa nhiều người biết tới.
Hoàng Thủy (Theo Daily Finance)
TIN BÀI KHÁC
MC Nhật khỏa thân lên sóng truyền hình
Hà Tĩnh: Phát hiện ấn đồng cổ chạm rồng
Jennifer Phạm mặt mộc đi mua nhẫn tại Hà Nội
Vén màn hậu cung của mỹ nữ Hồi Giáo
Nhan sắc rạng ngời của Hoa hậu Hàn Quốc 2011
Hà Tĩnh: Phát hiện ấn đồng cổ chạm rồng
Jennifer Phạm mặt mộc đi mua nhẫn tại Hà Nội
Vén màn hậu cung của mỹ nữ Hồi Giáo
Nhan sắc rạng ngời của Hoa hậu Hàn Quốc 2011
Daily finance đã có bài phân tích về những cơ hội cũng như những cái giá phải trả khi trở thành hoa hậu.
Giá để thành nữ hoàng sắc đẹp không hề rẻ
Đi kèm với các cuộc thi sắc đẹp những lời cam kết đấy hấp dẫn về những khoản tiền thưởng, học bổng và những hứa hẹn cho một tương lai xán lạn khi đăng quang. Thế nhưng, vấn đề muôn thủa là nó chẳng bao giờ trở thành hiện thực khi cuộc thi kết thúc. Bên cạnh những cuộc thi nghiêm túc thì cũng có không ít những cuộc thi mở ra chỉ làm đầy hầu bao cho các nhà tổ chức.
Vương miện hoa hậu – giấc mơ của hàng triệu cô gái (Ảnh: GB) |
Câu hỏi đặt ra là: Đâu là cái giá phải trả để trở thành nữ hoàng sắc đẹp? Rõ ràng, cái giá này không hề rẻ.
Vanessa Moore (không phải tên thật) đoạt Á hậu 2 trong một cuộc thi sắc đẹp là một ví dụ điển hình theo dẫn chứng trong bài phân tích trên trang Daily finance. Theo quy chế, cô nhận được số tiền thưởng cùng với một suất học bổng tương đương với ngôi vị của mình, cụ thể là 5.000 USD (hơn 100 triệu đồng). Nhưng rốt cuộc, Vanessa đã phải tay trắng ra về.
Cô chia sẻ: “Tôi không nhận được xu nào cả”. Mỗi lần liên hệ với chủ tịch cuộc thi về vấn đề tiền thưởng, tôi lại nhận được một loạt lý do: Bà cô ấy ốm nặng nên chưa có thời gian xem xét; Kế toán đang tiến hành chi trả; Bà cô ấy mất, cô ấy phải lo chuyện tang ma... Cuối cùng thì cô ta không thèm nhận điện thoại của tôi nữa. Tôi đã định kiện ra tòa. Nhưng suy đi tính lại, việc này khiến tôi gặp nhiều phiền toái và còn tốn nhiều tiền hơn”.
Trường hợp của Vanessa Moore không phải là chuyện hiếm gặp trong các cuộc thi sắc đẹp . Thậm chí, nó còn có dấu hiệu ngày càng tăng mạnh. Better Business Bureau là một tổ chức lớn ở Mỹ, chuyên cung cấp thông tin đáng tin cậy, hỗ trợ cho mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Năm 2010, công ty này đã nhận được gần 10.000 thắc mắc của dư luận về các cuộc thi sắc đẹp, tăng đột biến so với năm 2009 (gần 6.000) và năm 2008 (6.100).
Hoa hậu Nga Ksenia Sukhinova đăng quang Miss World 2008 (Ảnh: Worldbeauty) |
Ông Deanna Oerman, chủ tịch hãng Nyx Models nhận định: “Rất nhiều cuộc thi kiếm được hàng nghìn USD từ phí dự thi của thí sinh, nhưng không tạo ra được một ngôi sao nào cả.”
Hillary Beulah - một người đẹp từng tham dự 10 cuộc thi sắc đẹp trong vòng 3 năm - chia sẻ câu chuyện của cô: “Đó là cuộc chơi tốn kém. Nếu muốn trở thành thí sinh, bạn sẽ phải bỏ ra cả một khoản chi phí không nhỏ. Bố mẹ tôi chi ra 20.000 USD (hơn 400 triệu đồng). Tôi cũng học hỏi thêm được một vài điều từ các cuộc thi đó. Nhưng bố mẹ vẫn không thỏa mãn vì tôi không giành được danh hiệu quan trọng nào cả”.
Mác hoa hậu, sức hút khó cưỡng
Nhiều cô gái từng tham gia các cuộc thi nhan sắc thừa nhận các cuộc thi sắc đẹp đã mở ra cho thí sinh rất nhiều cơ hội. Có rất nhiều phụ nữ thành công trong lĩnh vực báo chí, truyền hình… đều từng bước ra từ các cuộc thi sắc đẹp.
“Đó là nơi tuyệt vời cho các bạn xây dựng sự tự tin. Họ sẽ học được cách làm chủ chính mình trước áp lực từ các cuộc phỏng vấn và các cuộc giao lưu với đám đông”, ông Gerdeen Dyer, người sáng lập tổ chức Pageant News Bureau (PNB) nói.
Casey Kaczmarek là người thành công với các cuộc thi nhan sắc. Cô từng ẵm 3 danh hiệu: Miss Teen Long Beach, Miss Earth USA và Mrs. America International. Sau đó, cô làm việc trong lĩnh vực này 15 năm qua với các vai trò như: tổ chức, giám khảo và huấn luyện. Cô chia sẻ rằng: "Nhờ danh hiệu đạt được, tôi được mời làm người phát ngôn cho nhiều tổ chức, được làm khách tại nhiều sự kiện… Với ngôi vị Miss Teen Long Beach, tôi xuất hiện trong 200 sự kiện khi đang đương kim”.
Ami Ahuja cũng là người từng lăn lộn với nhiều cuộc thi sắc đẹp. Ngay từ khi mới 10 tuổi, Ami Ahuja đã muốn được tham gia các cuộc thi sắc đẹp. Giấc mơ đó đã thành hiện thực từ tháng 3 năm nay khi cô được tham gia vào cuộc thi Hoa hậu Quý bà Wisconsin (Mỹ). Tại cuộc thi này cô đã giành ngôi Á hậu và được bình chọn là Người đẹp ăn ảnh. Ahuja nói rằng: "Tôi đã trở thành người nổi tiếng trong cộng đồng người Ấn Độ ở Wisconsin. Tôi được báo giới quan tâm và công việc kinh doanh của tôi từ đó cũng rất thuận lợi”.
Ami Ahuja trong cuộc thi Mrs. Wisconsin (Ảnh: Siliconeer) |
Đối với cô, việc tham gia vào cuộc thi sắc đẹp là việc làm rất có ý nghĩa đối với tương lai và sự nghiệp của cô. “Tôi đang viết một cuốn sách, rồi lập ra rang web tư vấn sắc đẹp và chuẩn bị tung ra một chương trình truyền hình trong tháng tới, tất cả những điều này là nhờ vào cuộc thi Miss”, cô chia sẻ.
Thực tế, bên cạnh những cuộc thi thực sự là môi trường để cho những người đẹp có cơ hội phát triển thì còn có vô số những cuộc thi nhan sắc không đáng để tham dự. Ông Dyer cho biết: “Đó là những cuộc thi không công bằng, minh bạch khi xảy ra tình trạng ban giám khảo đánh giá thiếu chất lượng. Thậm chí là có những trường hợp thí sinh hối lộ hoặc “cặp” với ban giám khảo để có được vương miện”.
Tuy vậy nhiều người thừa nhận dù thành công hay thất bại, khi tham dự một cuộc thi nhan sắc, bạn vẫn nhận lại được cho mình điều gì đó ngay cả khi không đăng quang. Tuy nhiên cái giá để đi đến ngôi vị Nữ hoàng sắc đẹp thì thật sự chưa nhiều người biết tới.
Hoàng Thủy (Theo Daily Finance)