1. Tỉnh nào có tên trong tiếng Khmer nghĩa là ‘mõm heo’?

  • Long An
  • Cà Mau
  • Vĩnh Long
  • An Giang
Chính xác

Tỉnh An Giang được đồng bào Khmer gọi là Moăt Chruk, nghĩa là mõm heo. Tên gọi này có thể được lý giải theo một số nghĩa khác như xứ Tiếng Heo (xứ có nhiều heo rừng kêu la) và xứ Bờ Heo (xứ có nhiều bờ đất do heo rừng ủi thành). Sau khi thuộc về Việt Nam, người Việt quen gọi vùng đất này là Chu Đốc, hay Châu Đốc.

2. Vùng đất này từng thuộc quốc gia cổ nào?

  • Chăm Pa
  • Bồn Man
  • Chân Lạp
  • Ai Lao
Chính xác

Theo Đại Nam nhất thống chí, đất An Giang xưa kia là vùng Tầm Phong Long của nước Chân Lạp. Năm 1757, quốc vương Chân Lạp là Nặc Tôn đã dâng đất cho chúa Nguyễn. Từ thời thuộc Chân Lạp cho tới đầu nhà Nguyễn, An Giang còn hoang sơ và ít người ở. Trong giai đoạn vua Gia Long nắm quyền, nhà Nguyễn tổ chức nhiều đợt di dân để khai khoang, mở đất, sáp nhập An Giang vào trấn Vĩnh Thanh (một trong năm trấn của Gia Định).

3. An Giang chính thức trở thành một tỉnh dưới triều vua Nguyễn nào?

  • Vua Thiệu Trị
  • Vua Minh Mạng
  • Vua Tự Đức
  • Vua Đồng Khánh
Chính xác

Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), vua Minh Mạng chia trấn Vĩnh Thanh thành hai tỉnh An Giang và Vĩnh Long. Trong đó, An Giang lại được chia thành 2 phủ là Tuy Biên và Thân Thành. Địa bàn An Giang dưới thời nhà Nguyễn rất rộng, bao gồm toàn bộ tỉnh An Giang ngày nay, cộng thêm thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và một phần tỉnh Đồng Tháp, huyện Giá Rai (tỉnh Bạc Liêu).

4. Tỉnh An Giang dưới thời nhà Nguyễn từng bị chiếm trong cuộc nổi dậy của ai?

  • Lê Văn Khôi
  • Lê Văn Duyệt
  • Trương Minh Giảng
  • Bạch Xuân Nguyên
Chính xác

Lê Văn Duyệt là vị quan có công với nhà Nguyễn và được vua Gia Long coi trọng. Tuy nhiên, dưới triều vua Minh Mạng, ông bị gán cho các tội như tham nhũng, lạm dụng quyền lực và mưu phản. Sau khi ông chết, vua Minh Mạng cho người đánh mộ 100 roi, đồng thời bắt và giết chết nhiều gia quyến.

Con nuôi của Lê Văn Duyệt là Lê Văn Khôi vì bất mãn mà dấy binh chống triều đình. Cuộc nổi dậy khiến vua Minh Mạng mất nhiều năm đánh dẹp. Trong thời gian đó, tỉnh An Giang bị quân của Lê Văn Khôi chiếm đóng. Đến 1833, quân Xiêm La theo lời cầu viện của Khôi cũng tiến vào An Giang theo đường sông Cửu Long nhưng bị quân Nguyễn dưới quyền Trương Minh Giảng đánh bại trên sông Vàm Nao.

5. Tỉnh An Giang không giáp địa phương nào sau đây?

  • Kiên Giang
  • Đồng Tháp
  • Cần Thơ
  • Bạc Liêu
Chính xác

Tỉnh An Giang ngày nay nằm ở phía Tây vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cách TP.HCM 187km. Tỉnh này có phía Đông giáp Đồng Tháp, phía Tây giáp Kiên Giang, phía Nam giáp thành phố Cần Thơ.

Tỉnh An Giang nằm cạnh đường biên giới Việt Nam – Campuchia, với tổng diện tích tự nhiên hơn 3.500km2, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp đạt hơn 280.000ha và đất lâm nghiệp khoảng 14.700ha.