– Nghịch lý từ khung giá
viện phí mới sẽ khiến nhiều người dân không dám đi viện, bởi hiện nay tỷ lệ bao
phủ BHYT còn hạn chế. Tỷ lệ người dân ở các tỉnh nghèo tham gia BHYT lại càng
thấp.
>>
Bắt đầu áp giá viện phí mới
>>
Chính thức tăng viện phí từ 15/4
>>
Bộ trưởng Y tế: “Tăng viện phí là yêu cầu rất bức thiết”
>>
Tăng viện phí, người nghèo “lo sốt vó”?
>>
Tăng viện phí, tiền khám chữa bệnh tăng 26%
>>
Tăng viện phí xong, không được thu thêm tiền
>>
Tăng viện phí: Dân băn khoăn, viện vui mừng
Tỉnh nghèo muốn thu viện phí cao
Hiện nay, đã có 18 địa phương dự kiến áp dụng dưới 80% khung viện phí do liên bộ
Y tế - Tài chính vừa ban hành tháng 2/2012. Ngoài ra, còn 14 địa phương áp dụng
mức dưới trên 80% và dưới 90% khung giá, 16 địa phương đề xuất áp dụng mức từ
90-100% khung giá.
Theo thông tin ban đầu, điểm đáng chú ý nhất tại thời điểm này là nhiều địa
phương đề xuất mức thu viện phí cao đều là các địa phương còn có điều kiện kinh
tế khó khăn, đời sống người dân còn chật vật (như Lào Cai, Đắk Lắk, Sóc Trăng, …
đề nghị áp dụng đủ 100% giá viện phí được liên bộ ban hành). Trong khi đó, Hà
Nội chỉ áp mức viện phí bằng 73-86% khung do liên bộ ban hành.
Đặc biệt là tỉnh Sơn La đề nghị mức giá trung bình cho 420 dịch vụ y tế ở mức
113% so với khung do liên bộ ban hành (trong khi quy định là viện phí ở tuyến
trung ương cao hơn tuyến tỉnh).
Lý giải ngắn gọn về mức giá
đề xuất này, bà Nguyễn Thị Ban Mai, Phó Giám đốc Sở Y tế Sơn La cho hay, quá
trình xây dựng khung viện phí tại Sơn La căn cứ theo khung giá mà Bộ Y tế quy
định. Ngoài ra, các gói đấu thầu đã xong từ trước vẫn được áp dụng như bình
thường khi tăng viện phí.
Còn lãnh đạo Sở Y tế Lào Cai giải thích rằng do giá vật tư y tế tại địa phương
này đã được mua cao hơn 1,5-2 lần so với địa phương khác nên viện phí vì thế mà
cũng cao theo!
Tuy không giải thích tại sao lại đề xuất mức phí vượt khung hoặc có giải thích
nhưng không thuyết phục, song theo ông Lý Ngọc Kính, nguyên Cục trưởng Cục quản
lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Phó chủ tịch hội kinh tế y tế Việt Nam, thì cơ sở
để Sơn La (và các tỉnh thành khác) đề xuất mức viện phí cao như vậy là có lý do
của họ.
“Có thể do họ giải thích với Hội đồng nhân dân tỉnh rằng mức giá vừa được ban
hành vẫn chưa tính đúng, tính đủ (mới chỉ tính 3/7 yếu tố cấu thành giá viện
phí, các yếu tố như lương, khấu hao, vv… vẫn chưa được tính, trong khi ngân sách
Nhà nước ngày một giảm)”, ông Kính cho hay.
Còn ông Nguyễn Minh Thảo, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXN
VN) có thêm cách lý giải khác.
Theo ông Thảo, hiện nay nhiều địa phương không thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Y
tế trong xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật mà áp nguyên trạng theo định mức của
Bộ Y tế (vốn chỉ phù hợp cho nhóm bệnh viện hạng 1 và đặc biệt tuyến trung
ương), dẫn tới xây dựng ra giá thành ảo.
Một điểm nữa là hiện nay, các địa phương miền núi có điều kiện kinh tế khó khăn
nên hàng năm vẫn dư tiền của quỹ BHYT, vì vậy họ muốn xây dựng giá viện phí cao
để tăng thu cho các cơ sở khám chữa bệnh.
Dân sẽ không dám đi viện?
Song song với động thái tăng viện phí, Bộ Y tế cũng đang ráo riết phối hợp cùng
BHXH Việt Nam nhằm nhanh chóng mở rộng, phát triển độ bao phủ của BHYT và thực
hiện nhiều biện pháp để tiến tới hoàn thiện lộ trình BHYT toàn dân.
Theo đó, mục tiêu mà Bộ Y tế đặt ra là đến năm 2015 có trên 70% dân số tham gia
BHYT; đến năm 2020 có trên 80% dân số tham gia BHYT, tiến tới mục tiêu BHYT toàn
dân, góp phần tạo nguồn tài chính ổn định cho công tác chăm sóc sức khỏe theo
hướng công bằng, hiệu quả và phát triển.
Tuy nhiên, mục tiêu này sẽ khá khó khăn để đạt được, bởi sau nhiều năm thực
hiện, tính đến nay, tỷ lệ tham gia BHYT mới chỉ là 63,7% (tính đến ngày
31/12/2011). Điều đáng nói là những đối tượng chưa tham gia BHYT phần lớn là
những đối tượng có điều kiện kinh tế khó khăn (người nghèo, người già, vv…) ở
các địa phương nghèo.
Tăng viện phí sẽ là gánh nặng với người dân chưa có BHYT (Ảnh minh họa: C.Q) |
Bộ Y tế cũng thừa nhận việc
mở rộng đối tượng tham gia BHYT còn chậm. Chính vì thế, việc các địa phương muốn
thu viện phí với giá cao sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới đối tượng chưa có BHYT –
phải tự bỏ tiền túi để chi trả.
Vì vậy, đang có lo ngại rằng nếu như lộ trình mở rộng đối tượng tham gia BHYT
không đảm bảo thì nhiều người dân sẽ không có khả năng chi trả, ảnh hưởng lớn
tới khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của họ.
Ông Nguyễn Minh Thảo, Phó
Tổng giám đốc BHXH VN cũng cho biết với mức giá mới, chi phí khám chữa bệnh sẽ
tăng khoảng 25-26%, do đó, sẽ là gánh nặng đối với người chưa có thẻ BHYT.
Về vấn đề này, ông Lý Ngọc Kính, nguyên Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh
(Bộ Y tế), Phó chủ tịch hội kinh tế y tế Việt Nam cho rằng mối lo lắng trên là
có thực và đang hiện hữu.
Tuy nhiên, ở chiều ngược
lại, ông Kính cũng đánh giá đây có thể là động lực để người dân phải tham gia
BHYT (đặc biệt là khi đã được hỗ trợ đến 70-80% phí tham gia BHYT), góp phần
thúc đẩy BHYT toàn dân.
Cẩm Quyên