Tòa nhà này dưới ánh nắng mặt trời được tập trung năng lượng đến mức không chỉ gây chói loà mắt người, mà còn đốt cháy cả thảm trải trước cửa nhà và làm nóng chảy của không ít bộ phận bằng nhựa trong ô tô đỗ dưới đường.
Tòa nhà Walkie Talkie cao 37 tầng, diện tích 33.000m2, được bao phủ bằng kính, có địa chỉ tại số 20 đường Fenchurch, thành phố London, Anh. Nó đã nhận được nhiều phiếu bình chọn nhất trong chương trình Carbuncle Cup và hiển nhiên nhận cúp cho danh hiệu tòa nhà xấu xí nhất, bị ghét nhiều nhất.
Lý do ở chỗ toà nhà được thiết kế cong cả bốn mặt và lắp kính. Phải công nhận là thiết kế kiến trúc rất đẹp và lạ, hiện đại và nổi bật.
Tuy nhiên, các nhà thiết kế nên kỳ tác này đã không tính hết hoặc không thể ngờ là phải đến khi lắp kính lên thì mới bộc lộ một sai phạm rất đơn giản nhưng rất tai hại. Mặt kính cong vô hình chung đã tạo thành nhiều thấu kính hội tụ hướng thẳng xuống đường. Những ngày nắng đẹp trời và vào những thời điểm nhất định, ánh nắng mặt trời được tập trung năng lượng đến mức không chỉ gây chói loà mắt người, mà còn đốt cháy cả thảm trải trước cửa nhà và làm nóng chảy của không ít bộ phận bằng nhựa trong ô tô đỗ dưới đường.
Thật đúng là người tính không bằng trời tính. Thủ đô từng được coi là "xứ sở của sương mù" này không phải nơi luôn có ánh mặt trời ấm áp quanh năm. Nhưng chỉ cần vài giờ trong một số lượng ngày nhất định trong năm có đủ nắng mặt trời để biến bức tường cong thành thấu kính thì cũng đủ để dân chúng nhìn nhận toà nhà này là "điểm nhấn về phương diện nào".
Theo kiến trúc sư Eleanor Jolliffe, cách thiết kế này chỉ nhằm tối đa hóa số phòng và không gian ở các tầng trên, nơi mà giá cho thuê rất đắt đỏ.
Tòa nhà Walkie Talkie được bao phủ toàn bộ bề mặt bằng kính. Thay vì thon dần về phía trên, tòa nhà này lại phình ra. Với thiết kế lõm vô ở giữa, tòa nhà có khả năng hội tụ ánh sáng và phản chiếu gây tan chảy đồ vật. |
Tòa nhà liên tục bị phàn nàn là nguyên nhân gây tan chảy một số bộ phận của xe hơi khi nó phản chiếu ánh sáng mặt trời. Kiến trúc sư Jolliffe mô tả, Walkie Talkie như là một “nhân vật phản diện với tháp Bond” vì nó có thể làm tan chảy xe của bạn với một chùm ánh sáng mặt trời từ không gian. Ông lý giải, mặt tiền lõm của tòa nhà sẽ tập trung ánh sáng và chiếu vào những chiếc xe làm tan chảy chúng.
Chẳng hạn một trường hợp đã xảy ra cách đây 2 năm (khi tòa nhà Walkie Talkie đang xây dựng), Martin Lindsay - chủ sở hữu của chiếc xe đắt tiền Jaguar XJ - đã đậu xe gần đó. Sau khi quay trở lại xe, Martin thấy chiếc xe bị biến dạng do các chùm ánh sáng từ những tấm kính của tòa nhà phản chiếu xuống.
Với trường hợp của Lindsay, hai nhà thầu của dự án là Canary Wharf Group và Land Securities đã nhận lỗi về phía mình và bồi thường thiệt hại cho Lindsay. Trước đó, ánh sáng phản chiếu từ tòa nhà cũng đã làm hư hỏng một chiếc xe tải đậu trên phố.
Thomas Lane, biên tập tạp chí Building Design cho biết, Walkie Talkie được thiết kế bởi kiến trúc sư Rafael Viñoly, người Uruguay. “Đây là một sự lựa chọn chiếm đa số, và tất cả các giám khảo đều nhất trí chiến thắng thuộc về Walkie Talkie. Rất khó để tìm thấy ai thực sự thích nó; tất nhiên phiếu bình chọn thích là có, nhưng chỉ là thiểu số”, Lane nói.
Danh sách các công trình bị ghét nhất còn ghi nhận vài cái tên khác, như tòa nhà 15 tầng City Gateway ở thành phố Southampton (hạt Hampshire, phía nam nước Anh), vòm nối giữa tòa thị chính Manchester và Thư viện trung tâm.
Tòa nhà City Gateway. |
Công trình nối tòa thị chính Manchester và Thư viện trung tâm được cho là “phá hoại văn hóa”, là một hạt sạn xen giữa hai công trình nổi tiếng
(Theo ĐSPL)