- "Trong văn học Việt, thứ 'vàng mã' được đốt chỉ là trên mộ phần trong ngày Xuân. Đó là câu: 'Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay' - đoạn tả tiết Thanh Minh trong tác phẩm Truyện Kiều (Nguyễn Du). Nhưng Nguyễn Du chưa bao giờ nói rằng người Việt Nam đốt vàng mã", nhà văn Trang Hạ chia sẻ.

Cứ vào các dịp lễ, Tết, Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Bảy, lễ hội... người Việt thường có tục lệ đốt vàng mã. Nhiều người quan niệm "trần sao âm vậy" nên khi người thân mất đi, gia đình sẽ đốt các loại tiền, vàng, đô la, vật dụng sản xuất từ giấy... để người chết sử dụng ở thế giới bên kia.

Bên cạnh đó, người dân cũng đốt vàng mã cho các vị Thần linh, Phật, Thánh với nguyện vọng xin ban tài lộc, may mắn.

{keywords}
Ảnh: VietNamNet

Trước những vấn đề này, nhà văn Trang Hạ cho biết, trong văn học Việt, thứ "vàng mã" được đốt chỉ là trên mộ phần trong ngày Xuân. Đó là câu: "Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay" - đoạn tả tiết Thanh Minh trong tác phẩm Truyện Kiều (Nguyễn Du).

"Nhưng Nguyễn Du chưa bao giờ nói rằng người Việt Nam đốt vàng mã. Đấy chỉ là một câu thơ tả phong tục tập quán của người Trung Quốc. Tập quán ấy xa lạ tới mức, tôi tin rằng những người đốt vàng mã với quan niệm "Trần sao âm vậy" chỉ là những con buôn thần thánh.

Họ tạo ra phương ngôn, tạo nên truyền thuyết, sử dụng kỹ năng "story telling" - kể chuyện của lĩnh vực tiếp thị, để vun đắp cho thứ hủ tục gây ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống con người. Mục tiêu cuối cùng của họ vẫn là lợi nhuận kinh doanh", Trang Hạ khẳng định.

{keywords}
Nhà văn, dịch giả Trang Hạ

Nhà văn này nhấn mạnh, có vô số thứ đã lạc hậu với cuộc sống mới nhưng ngược lại cũng có vô số hủ tục được rước lại cuộc sống văn minh.

"Hai mươi năm trước, nhà nào cũng rước về treo lên cửa gương bát quái. Ngày nay những thứ đó đã thoái trào, đã hết thiêng trong lòng người. 

Hai mươi năm trước, những đám tang đô thị khá im lặng và nghiêm trang, văn minh. Những dải băng đen nghiêm cẩn và kín đáo thay cho lời đau đớn. Ngày hôm nay nhạc đám hiếu vang lừng, những đám tang rềnh rang tốn kém mang nặng hình thức.

Hai mươi năm trước, những đám cưới "đời sống mới" không tổ chức tiệc mặn nên nhẹ nhõm, giờ đây thôn quê đám cưới ăn ba ngày ba đêm không hết yến tiệc. Thậm chí nghe bài hát "Việt Nam những chuyến đi" của Vicky Nhung, ca từ tả thực và ngạc nhiên: "Mừng nhau ba đêm chưa hết". Điều này một mặt nói lên sự phong phú của tập quán, một mặt nói lên gánh nặng tập tục. Chúng ta sẽ sống như người ở thế kỷ 21 nhưng hủ tục vẫn duy trì như thế kỷ 12?", Trang Hạ cho biết.

Nữ nhà văn tiếp tục khẳng định: "Vàng mã chỉ là bề nổi của bức tranh u ám về tín ngưỡng và lòng tin của người Việt hiện đại. Chúng ta mất lòng tin vào năng lực bản thân nên chạy theo gửi gắm những kỳ vọng vào thế giới âm phủ. Chúng ta không tự tin vào năng lực nên rất cần phù hộ.

Chúng ta nên kết nối với thế giới người chết bằng chính sự sống. Cụ thể ta sống tiếp, thừa hưởng những giá trị, niềm tin, lý tưởng của thế hệ trước sau đó tiếp nối như một ngọn nến cháy tiếp cuộc sống của riêng nó. 

Nhưng rất đáng tiếc khi ngược lại, mọi gia đình luôn kết nối với thế hệ trước bằng vàng mã. Kết nối với cả Phật lẫn người âm đều bằng tiền vàng, đô la âm phủ, iphone giấy...".

'Trong giáo lý nhà Phật không có tục đốt vàng mã'

'Trong giáo lý nhà Phật không có tục đốt vàng mã'

"Tục đốt vàng mã chỉ gắn liền với các tín ngưỡng dân gian, Phật giáo không có kinh sách nào nhắc tới việc đốt vàng mã", Thượng tọa Thích Đức Thiện nói.

PGS - TS Trịnh Sinh: 'Chúng ta cần hiểu đúng về cúng Rằm tháng Giêng'

PGS - TS Trịnh Sinh: 'Chúng ta cần hiểu đúng về cúng Rằm tháng Giêng'

Đây là một nét đẹp của văn hóa dân gian Việt Nam. Tuy nhiên, theo PGS - TS Trịnh Sinh thì không phải ai cũng hiểu đúng về lễ cúng Rằm và ý nghĩa thực sự của nó.

Nhật Linh - Thanh Hải