“Muốn giúp người dân vùng núi triệt để thì phải giúp họ có điều kiện cải thiện cuộc sống để cải thiện giáo dục và nhận thức.”
Một nhà nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) đã chia sẻ trên trang mạng của tổ chức Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) thế này, vài tháng trước, tôi có chuyến đi Lào Cai - một khu vực có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống ở miền núi phía Bắc Việt Nam- để giám sát một cuộc khảo sát thí điểm. Tôi đã tình cờ gặp một người đàn ông lớn tuổi - một người điển hình trong số rất nhiều người mà chúng tôi đã gặp – đó là một người nông dân chỉ vừa đủ sống, có trình độ học vấn tối thiểu chỉ biết nói tiếng dân tộc và hiếm khi ra khỏi bản làng.
Người dân tộc thiểu số chiếm 15% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 70% nhóm đối tượng cực nghèo (được đo lường theo chuẩn cực nghèo quốc gia).
Từ những quan sát thực tế, ông đặt câu hỏi trực diện: Tại sao nghèo trong nhóm người dân tộc thiểu số lại dai dẳng như vậy?
Ảnh: Lê Anh Dũng |
Và để tìm ra cốt lõi của vấn đề, vị nghiên cứu này đã đi sâu thêm để xem thực trạng của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam tương đồng như thế nào với thực trạng xảy ra đối với nhóm người bản địa ở một xã hội khác, tại Mexico, nơi mà ông đã sống một năm khi tôi làm luận văn. Tại cả hai quốc gia, các nhóm đối tượng này đều rất đa dạng, chiếm tỷ trọng như nhau trong tổng dân số của quốc gia đó và đều phải đối mặt với những thách thức tương tự như nhau.
Cũng trong bài viết của mình, ông đã cung cấp một danh sách các yếu tố tương quan là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nghèo cao của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong đó có vấn đề trình độ học vấn thấp bên cạnh các nguyên nhân khác như: Bị cách biệt về địa lý và hạn chế trong tiếp cận thị trường; Bị cô lập về mặt xã hội, yếu tố văn hóa và ngôn ngữ; Hạn chế trong tiếp cận đất đai có chất lượng; Tỷ lệ di cư khỏi nơi sinh sống thấp.
Tuy nhiên vị này cũng cho rằng, các thế hệ trẻ em dân tộc thiểu số gần đây đã có trình độ học vấn tăng lên. Điều này có nghĩa là học tiếng Việt càng nhiều sẽ tạo cho họ khả năng kết nối thông qua thị trường và di cư trong tiến trình thịnh vượng diễn ra trên bình diện rộng hơn của quốc gia.
Vị chuyên gia này chứng minh về những dấu hiệu của hiện tượng này qua chuyến đi Lao Cai, nơi ông gặp người đàn ông lớn tuổi như đã kể trên. Người đàn ông lớn tuổi đó được mô tả có rất ít mối liên hệ với bên ngoài bản làng của mình, song các con ông đang ở độ tuổi 20 lại nói rất sõi tiếng Việt và đều đã đi làm ở xa.
Từ câu chuyện này, vị chuyên gia dự đoán, nếu sự chuyển đổi thế hệ này vẫn tiếp diễn và mạng lưới cho các nhóm dân tộc thiểu số được mở rộng, chúng ta sẽ chứng kiến ngày càng nhiều người rời bỏ đồng ruộng để tìm kiếm cơ hội ở nơi khác.
Hiện nay, nhà nước đã hỗ trợ giáo dục miễn phí cho người dân tộc, nhưng không đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, không đầu tư để nâng cao đời sống, bữa ăn, giấc ngủ cho họ thì làm sao mong họ có động lực đi học, họ phải lo cho cái ăn,cái ngủ trước rồi mới nghĩ đến chuyện đi học, cứ ngồi trên cao rồi đầu tư tiền không đúng cách thì không đạt được gì cả. Hơn nữa với sự đầu tư phổ cập giáo dục phổ thông chưa hiệu quả thì làm sao họ có khả năng cạnh tranh với nền giáo dục hiện đại ở vùng đồng bằng,thành phố, thủ đô.
“Ngay từ đầu nhà nước phải quan tâm cải thiện đường xá để họ có khả năng đi lại để buôn bán sản phẩm mình làm ra với các vùng khác, cải thiện đường xá để mọi người lưu thông lên vùng núi hoặc người từ vùng núi xuống các vùng khác dễ dàng thì mới mong buôn bán trôi chảy và phổ cập nền giáo dục hiện nay của thành phố, thủ đô cho vùng núi. Và cũng đừng có áp đặt chính sách hay ý kiến của những người có sẵn điều kiện tốt lên những người đang trực tiếp đối mặt với khó khăn của thiên nhiên và địa lý. Hãy đặt mình vào điều kiện địa lý cách trở, đất đai cằn cỗi, hãy thử mà trải nghiệm cuộc sống của họ đi rồi mới biết nên giúp gì cho họ. Muốn giúp họ triệt để thì phải giúp họ có điều kiện cải thiện cuộc sống để cải thiện giáo dục và nhận thức”, vị chuyên gia của WB khuyến cáo qua bài viết của mình.
Bởi ông thực sự tin rằng, giáo dục miễn phí và hỗ trợ giáo dục là chính sách thiết thực để giúp đỡ trẻ em vùng sâu có thêm điều kiện đi học và để hỗ trợ các em sau khi tốt nghiệp về phục vụ lại cộng đồng của mình.
Minh Vy (tổng hợp theo nguồn của WB)