1. Đây là triều đại nào?
-
Nhà Lý
0%
- Nhà Trần
0%- Nhà Lê
0%- Nhà Nguyễn
0%Chính xácĐể ổn định đất nước sau hàng trăm năm chiến tranh khốc liệt, nhà Nguyễn đã chú trọng việc tổ chức thi cử để tuyển chọn nhân tài.
Từ khi ra đời đến lúc suy tàn, triều Nguyễn tổ chức được 39 khoa thi, có 293 người đỗ chánh bản (văn ban) và 10 người đỗ chánh bản (võ ban). Hiện nay, tại Văn Thánh Miếu vẫn còn các bia đá khắc tên những vị tiến sĩ này.
Tuy nhiên, sau 13 đời vua Nguyễn, nước Việt vẫn chưa có ai đỗ Trạng nguyên.
2. Vì sao không có ai đỗ Trạng nguyên dưới triều đại này?
-
Vì vua đã loại bỏ danh hiệu Trạng nguyên
0%
- Vì người tài không chịu ra giúp nước
0%- Vì không ai đạt tiêu chuẩn “mười phân vẹn mười” như ý vua
0%- Vì triều đại này đã bãi bỏ Nho học
0%Chính xácTrên thực tế, triều đại nhà Nguyễn tổ chức đều đặn các kỳ thi Nho học và vẫn có danh hiệu Trạng nguyên dành cho người đỗ cao nhất trong các khoa đình.
Mặc dù vậy, năm 1928, bộ Lễ đã dâng tấu trình lên vua rằng:
“Phàm văn lý được trọn vẹn mười phân thì xin cho đỗ nhất danh (Trạng nguyên), chín phân thì xin cho đỗ nhị danh (Bảng nhãn), tám phân thì đỗ tam danh (Thám hoa). Người chỉ được sáu, bảy phân thì đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp),…”.
Như vậy, trái với lệ cũ về việc người đỗ đầu khoa Đình sẽ nghiễm nhiên được phong Trạng nguyên, triều Nguyễn yêu cầu người này phải có bài thi đạt “mười phân vẹn mười” theo ý vua và ban giám khảo. Do đó, sau hơn 143 năm, vẫn chưa có ai đỗ Trạng nguyên dưới triều Nguyễn.
3. Vị vua Nguyễn nào đã phê chuẩn bản tấu về quy định phong Trạng nguyên kể trên?
-
Vua Gia Long
0%
- Vua Minh Mạng
0%- Vua Thiệu Trị
0%- Vua Tự Đức
0%Chính xácVua Minh Mạng đã phê chuẩn bản tấu của bộ Lễ về yêu cầu khắt khe đối với danh xưng Trạng nguyên. Kể từ đó, những ai có bài thi đạt chuẩn “văn lý mười phân” mới được phong Trạng nguyên.
Tuy nhiên, đến thời vua Thiệu Trị, nước Việt vẫn không có thêm Trạng nguyên nào. Khi văn võ bá quan thắc mắc, vua Thiệu Trị đáp:
“Văn lý mà vẹn cả mười phân, hẳn là chuyện không dễ dàng. Đức Hoàng khảo (tức vua Minh Mạng) mở giáp khoa, mục đích tuyển người có học, nhưng về vị trí nhất giáp (Trạng nguyên) vẫn để trống. Đó cũng là mong muốn đợi người có tài cao xuất hiện, chứ không phải câu nệ mực thức gì”.
4. Kỳ thi Nho học cuối cùng của nước ta được tổ chức dưới thời vị vua nào?
-
Vua Thành Thái
0%
- Vua Duy Tân
0%- Vua Khải Định
0%- Vua Bảo Đại
0%Chính xácNăm 1919, vua Khải Định, nhà Nguyễn đã tổ chức kỳ thi Nho học cuối cùng của nước ta.
Sách Đồng Khánh – Khải Định chính yếu viết: “Mùa hạ, tháng 4/1918, mở khoa chính kỳ thi Hương. Cho trường Bình Định thi chung tại Thừa Thiên, trường Thanh Hóa thi chung tại Nghệ An”.
Sau khoa thi Hương, vào ngày 28/12/1918, vua Khải Định ra dụ bãi bỏ khoa cử Nho học ở Việt Nam. Những người đỗ kỳ thi Hương vẫn được thi Hội, thi Đình vào năm 1919. Như vậy, nền khoa cử Nho học ở Việt Nam chính thức kết thúc sau hơn 800 năm (bắt đầu từ năm 1075 dưới triều vua Lý Nhân Tông).
Vì không ai đỗ Trạng nguyên dưới triều Nguyễn, nên dân gian gọi đây là giai đoạn “bất lập Trạng nguyên”.
5. Ai là vị Trạng nguyên cuối cùng của các triều đại phong kiến ở Việt Nam?
-
Lê Quý Đôn
0%
- Nguyễn Bỉnh Khiêm
0%- Trịnh Huệ
0%- Lê Văn Thịnh
0%Chính xácTrịnh Huệ hay Trịnh Tuệ (1704 - ?) quê ở Biện Thượng, nay là xã Vĩnh Hùng (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa). Ông được xem là vị Trạng nguyên cuối cùng trong giai đoạn thi cử Nho học của Việt Nam.
Theo sách Kim Giám Thực Lục và Kim Giám Tục Biên, Trịnh Huệ là cháu 5 đời của chúa Trịnh Tùng. Gia đình ông đều có nhiều người đỗ đạt làm quan.
Năm Bính Thìn (1736), ông đỗ đầu kỳ thi Hội. Vào đến kỳ thi Đình, ông cũng đỗ đầu và trở thành Trạng nguyên dưới thời vua Lê Ý Tông.
Về sau, ông làm tới chức Tham tụng Thượng thư bộ Hình, tước Quận Công. Tuy nhiên, con đường công danh của ông gặp nhiều trắc trở, không phát huy được hết tài năng.
Cuối đời, ông về dạy học ở chân núi Voi (thôn Thọ Sơn, xã Bất Quần) và qua đời tại đây. Năm mất của ông không được sử sách ghi lại.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Vua Duy Tân
- Vua Minh Mạng
- Vì người tài không chịu ra giúp nước
- Nhà Trần