Theo Báo cáo Nghèo đa chiều 2021, với chuẩn nghèo đa chiều mới (được phê duyệt năm 2021) tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo tăng từ 5,2% (năm 2020) lên 9,35% (năm 2022), đồng nghĩa với thêm 10 triệu người được hưởng lợi từ các chính sách và chương trình mục tiêu của Chính phủ về bảo trợ xã hội và giảm nghèo trong giai đoạn 2021-2025.

Trình bày về các kết quả chính của báo cáo, ông Nguyễn Thắng, Phó Chủ tịch Thứ nhất, Hội đồng Tư vấn Kinh tế - Xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam thừa nhận, mặc dù có những tiến bộ đáng kể về tổng thể, tính dễ bị tổn thương và tình trạng bất bình đẳng vẫn là những thách thức đáng kể. Tình trạng nghèo về thu nhập thoáng qua đã tăng lên đáng kể trong đại dịch Covid-19, đặc biệt đối với người di cư và nhóm dân tộc thiểu số. Tỷ lệ nghèo đói giảm trên diện rộng nhưng vẫn còn cao ở một số nhóm đồng bào dân tộc thiểu số.

Tỷ lệ lao động làm công ăn lương có việc làm có năng suất đã tăng nhanh chóng trong thập kỷ qua, tăng từ 65,2% năm 2010 lên 80,2% năm 2014 và gần 90,7% năm 2020. 

Theo báo cáo, nhìn chung, thành tựu giảm nghèo đã được thúc đẩy bởi những bước tiến tích cực cả ở 3 trụ cột chính gồm: Mở rộng nhanh chóng việc làm năng suất; cải thiện đáng kể tiếp cận các dịch vụ xã hội và hệ thống trợ giúp xã hội.

Trong đó, đối với việc làm năng suất, tỷ lệ lao động làm công ăn lương có việc làm có năng suất đã tăng nhanh chóng trong thập kỷ qua, tăng từ 65,2% năm 2010 lên 80,2% năm 2014 và gần 90,7% năm 2020. Tuy nhiên, việc làm có năng suất bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Dữ liệu hàng quý của Điều tra Lao động Việc làm của Tổng cục Thống kê cho thấy cho tỷ lệ lao động làm công ăn lương giảm 12,3% và 18,6% so với quý trước tương ứng trong quý 2/2020 và quý 3/2021.

Thủy Tiên

Trong dịch vụ xã hội, ở khía cạnh y tế, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân đã được cải thiện, nhưng sự chênh lệch vẫn còn. Cụ thể, thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, đến cuối năm 2021 có 91% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế vẫn đang chưa đáp ứng được mong đợi của người bệnh, nhất là tuyến y tế cơ sở. Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em tiếp tục cản trở cơ hội phát triển và phát huy tiềm năng sau này của thế hệ này, đặc biệt là ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Ở góc độ trợ giúp xã hội, đến năm 2021, hơn 16,5 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, chiếm 33,8% lực lượng trong độ tuổi lao động, tăng 2,1% so với năm 2020. Trên 1,4 triệu người (chiếm 2,9% lực lượng lao động) tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2021, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2020.

Tuy nhiên, hệ thống bảo trợ xã hội vẫn còn nhiều bất cập. Thứ nhất, lao động phi chính thức vẫn còn gặp khó khăn trong tiếp cận hệ thống bảo trợ xã hội. Thứ hai, trợ giúp xã hội cần được thay đổi căn bản về phương thức thực hiện. Hiện tại, chương trình trợ giúp tiền mặt có phạm vi bao phủ hạn chế và mức trợ cấp thấp. Vì vậy, chương trình không đủ khả năng ứng phó với các cú sốc quy mô lớn và mang tính hệ thống.

Kiều Nga, Thúy Tình, Lệ Yên