Trong số 34 công ty bị phạt có Học viện Khoa học Quân y Trung Quốc (AMMS) cùng 11 viện nghiên cứu của nó. Họ sẽ bị cấm mua công nghệ từ Mỹ nếu không được Washington cho phép.
Trước quyết định trên, danh sách đen của Mỹ đã bao gồm 260 công ty Trung Quốc, trong đó có tập đoàn công nghệ Huawei.
Quốc kỳ Trung Quốc tại Tổng lãnh sự quán nước này ở Houston, Texas, Mỹ, hồi tháng 7/2020. Ảnh: Reuters |
Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington DC mô tả động thái của Mỹ là "sự đàn áp không chính đáng" và tuyên bố sẽ thực hiện "tất cả các biện pháp cần thiết" để bảo vệ các doanh nghiệp Trung Quốc.
"Sự phát triển công nghệ sinh học của Trung Quốc luôn vì lợi ích của nhân loại. Các tuyên bố liên quan của phía Mỹ là hoàn toàn vô căn cứ", hãng tin RT dẫn lời người phát ngôn Liu Pengyu khẳng định trong một thông cáo ngày 17/12.
Ông Liu cũng đáp trả các cáo buộc của Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo trước đó rằng Trung Quốc phát triển công nghệ sinh học để "hỗ trợ quân đội" nước này bằng "vũ khí điều khiển não bộ có chủ đích".
Tuần này, Washington cũng áp đặt trừng phạt nhằm vào 4 công ty dược phẩm của Trung Quốc, viện dẫn họ phải chịu trách nhiệm cho việc buôn fentanyl và các loại thuốc bị cấm khác sang Mỹ. Bắc Kinh đã lập tức phản đối và lên án các biện pháp trừng phạt là "hành động sai lầm".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc thúc giục Mỹ hãy tìm kiếm nguyên nhân lạm dụng fentanyl từ chính bên trong nước này.
Đọc tin thế giới trên VietNamNet Thanh Hảo
Mỹ có tân đại sứ tại Trung Quốc sau gần một năm bỏ trống
Thượng viện Mỹ hôm 16/12 đã bỏ phiếu phê chuẩn việc bổ nhiệm nhà ngoại giao kỳ cựu Nicholas Burns làm đại sứ tiếp theo của nước này tại Trung Quốc.