- Không phải lần đầu tiên các vua sân cỏ ở V-League bị chính những người trong cuộc chơi bất mãn. Nhưng phải đến khi Công Vinh với tư cách quyền chủ tịch một đội bóng đòi làm thay phần việc của trưởng ban trọng tài nhiều người mới vỡ lẽ rằng: Hoá ra V-League là như thế...

1. Phải khẳng định luôn một điều rằng, sau 17 năm chuyển mình từ một giải đấu nghiệp dư để khoác tấm áo chuyên nghiệp đã có nhiều thứ thay đổi với bóng đá Việt Nam, nhưng riêng chất lượng trọng tài thì vẫn chưa.

Nói một cách khác, trong khi nhiều đội bóng hay cầu thủ đã bắt đầu hành xử chuyên nghiệp hơn thì giới cầm còi vẫn không khác gì mấy so với vài chục năm trước, có nghĩa điều tiếng cho đến chuyên môn vẫn bị kêu ca rất nhiều.

{keywords}
Thẳng thắn rằng, các trọng tài V-League phần lớn đều có vấn đề

Chính bởi thế, cho đến lúc này V-League vẫn chưa thể khá lên theo một cách nghĩa đen về chuyên môn hay sức sống từ khán đài cũng là bởi trọng tài mùa nào cũng có chuyện, không to thì nhỏ. Thậm chí có mùa, vài trọng tài còn rơi vào vòng lao lý hay treo còi vĩnh viễn.

Nói như thế không có nghĩa V-League thiếu trọng tài tốt, có tâm với nghề nhưng rõ ràng là không nhiều so với lực lượng tương đối đông đảo mà trưởng ban trọng tài Nguyễn Văn Mùi đang có.

2. “Trăm dâu đổ đầu trọng tài” dường như bây giờ đúng với V-League hơn bao giờ hết, càng chính xác hơn đến từng milimet với các đội bóng thua trận. Tất cả là lỗi của người cầm cân nảy mực chứ không phải vì kém, hay đen đủi.

Nghe có phần chua xót cho giới cầm còi, nhưng đó là sự thật dù đôi khi chính các vua sân cỏ đã làm tốt phần việc của mình trong trận đấu. Điều này không phải xa, cứ nghe cái cách Thanh Hoá “mỉa mai” quả phạt đền khiến họ tuột mất chiến thắng trước CLB Hà Nội ở vòng 21 thì thấy, dù trọng tài người Nhật Jumpei Iida nào có biết đội bóng Thủ đô thế nào.

{keywords}
và các đội bóng cũng chẳng hiền lành gì

Không chỉ riêng Thanh Hoá, mà có lẽ cả 13 đội bóng đang thi đấu ở hạng đấu cao nhất ở dải đất hình chữ S đều mang tư tưởng như thế. Và cứ sau mỗi trận đấu, khi thất bại hoặc thiệt người vì nhận thẻ thì y như rằng trọng tài là người có lỗi trước nhất.

Nhìn cái cách mà các đội bóng ở V-League đổ hết lỗi cho trọng tài, thì hầu hết đều mang cảm giác khá quen thuộc. Tất cả đều “tại thì mà là” chứ bản thân làm gì có lỗi dẫn đến thất bại trong một trận đấu, hoặc một kỳ thi nào đó thủa bé...

3. Về cơ bản, giới trọng tài luôn hoạt động độc lập với các liên đoàn bóng đá ở mỗi quốc gia. FIFA muốn mời trọng tài thổi còi tại World Cup hay những giải đấu khác, hoặc công nhận đẳng cấp đều phải thông qua sự giới thiệu, sát hạch...hội đồng trọng tài mỗi quốc gia thành viên chứ không thể can thiệp.

{keywords}
V-League cứ thế đi theo một con đường không lối thoát

Chính bởi yếu tố độc lập – khách quan như thế, chuyện Công Vinh đòi đứng ra tài trợ hoặc kêu gọi tài trợ rõ ràng vi phạm vào nguyên tắc hoạt động của giới trọng tài, điều này đủ thấy đến như quyền chủ tịch CLB TP.HCM còn chưa nắm được hết, thì chuyện đối đầu giữa giới cầm còi với cầu thủ - đội bóng ở V-League xem ra cũng chẳng là lạ.

Một giải đấu mà đến những người đang tham gia vào cuộc chơi còn chưa nắm được luật hoặc những thoả thuận cơ bản nhưng tồn tại đến bây giờ thì cũng là... tài thật chứ không đùa.

Và thay vì cùng ngồil ại tìm ra giải pháp, cùng nhau cư xử chuyên nghiệp hơn, tử tế hơn với nhau thì người ta đổ lỗi, trách móc và đôi khi giận nên đòi bỏ giải thì cũng chỉ có ở V-League mà thôi.

Duy Nguyễn