Từ 1,25% học sinh bỏ học trong năm học 2007-2008 đã giảm còn 0,7% vào năm học 2009 - 2010. So với cả nước, Tây nguyên cũng là khu vực có tỉ lệ học sinh bỏ học giảm mạnh. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý cho biết.
TIN BÀI KHÁC
Cải thiện "ngồi nhầm lớp"
"Tình trạng học sinh bỏ học, học sinh yếu kém, “ngồi nhầm lớp”, tình trạng thiếu trường lớp, thiếu giáo viên đã được cải thiện sau 5 năm thực hiện nhiều giải pháp", báo cáo tại hội nghị tổng kết việc phát triển GD-ĐT và dạy nghề vùng Tây nguyên giai đoạn 2006-2010 diễn ra hôm nay, 4/3.
Số trường tiểu học tăng thêm 17% với 1.503, trong đó có 350 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 23,3%.
Đáng kể hơn cả là sự phát triển của mạng lưới trường THPT, tăng 39% sau 5 năm, với 234 trường. Bình quân chung các tỉnh Tây Nguyên, mỗi huyện có có 3,1 trường.
Các cơ sở dạy nghề cũng tăng gấp 2 lần trong cùng khoảng thời gian, tuyển sinh dạy nghề được cho gần 250.000 người học.
Mạng lưới trung tâm giáo dục thường xuyên mở rộng ở 70 huyện, gần 600 trung tâm học tập cộng đồng được mở. Hệ thống này triển khai nhiệm vụ chống tái mù chữ, duy trì kết quả phổ cập giáo dục và nâng cao dân trí.
Riêng ở bậc ĐH, CĐ, từ năm 2006, Bộ GD-ĐT luôn chú trọng tăng chỉ tiêu cho các trường ở vùng Tây Nguyên nhưng số sinh viên thực tuyển hàng năm vẫn không đạt chỉ tiêu. Chẳng hạn, năm 2010, số sinh viên thực tuyển đạt mức thấp, như: ĐH Đà Lạt (62,5%), ĐH Yersin Đà Lạt (30%); CĐ Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc (48%). Đáng lưu ý, tỷ lệ SV người dân tộc cũng còn rất thấp, khoảng 10%.
Thiếu gần 5.000 giáo viên
Theo Thứ trưởng Trần Quang Qúy, tuy có chuyển biến, nhưng Tây nguyên vẫn còn rất nhiều khó khăn.
"Học sinh bỏ học còn nhiều; thành quả phổ cập giáo dục có nguy cơ không được duy trì bền vững", ông Qúy cho hay.
Hiện tại, vẫn còn trên 100 xã chưa có trường mầm non.
Số giáo viên theo quy định về định mức biên chế vẫn thiếu trên 4.700 người, trong đó thiếu nhiều nhất là giáo viên THCS với hơn 2.000 "chỗ trống".
Đáng chú ý, ở lĩnh vực dạy nghề, chỉ tiêu tuyển sinh tăng hàng năm, nhưng đến năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề mới đạt 23% (bình quân cả nước 30%); tỷ lệ đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng chỉ đạt 8,4%, bằng một nửa bình quân cả nước (17%).
Vân Phong
TIN BÀI KHÁC
Thầy giáo nhường bục giảng cho SV... tỏ tình
Bé trai tả đầu rô-bốt to như cam sành
Trường dạy ảo thuật làm thay đổi cuộc đời
Học sinh bán trú vào mùa 'ép bụng'
Bức thư nói 'không' bất ngờ của nhóc 9X
Bé trai tả đầu rô-bốt to như cam sành
Trường dạy ảo thuật làm thay đổi cuộc đời
Học sinh bán trú vào mùa 'ép bụng'
Bức thư nói 'không' bất ngờ của nhóc 9X
Cải thiện "ngồi nhầm lớp"
"Tình trạng học sinh bỏ học, học sinh yếu kém, “ngồi nhầm lớp”, tình trạng thiếu trường lớp, thiếu giáo viên đã được cải thiện sau 5 năm thực hiện nhiều giải pháp", báo cáo tại hội nghị tổng kết việc phát triển GD-ĐT và dạy nghề vùng Tây nguyên giai đoạn 2006-2010 diễn ra hôm nay, 4/3.
Số trường tiểu học tăng thêm 17% với 1.503, trong đó có 350 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 23,3%.
Đáng kể hơn cả là sự phát triển của mạng lưới trường THPT, tăng 39% sau 5 năm, với 234 trường. Bình quân chung các tỉnh Tây Nguyên, mỗi huyện có có 3,1 trường.
Các cơ sở dạy nghề cũng tăng gấp 2 lần trong cùng khoảng thời gian, tuyển sinh dạy nghề được cho gần 250.000 người học.
Mạng lưới trung tâm giáo dục thường xuyên mở rộng ở 70 huyện, gần 600 trung tâm học tập cộng đồng được mở. Hệ thống này triển khai nhiệm vụ chống tái mù chữ, duy trì kết quả phổ cập giáo dục và nâng cao dân trí.
Riêng ở bậc ĐH, CĐ, từ năm 2006, Bộ GD-ĐT luôn chú trọng tăng chỉ tiêu cho các trường ở vùng Tây Nguyên nhưng số sinh viên thực tuyển hàng năm vẫn không đạt chỉ tiêu. Chẳng hạn, năm 2010, số sinh viên thực tuyển đạt mức thấp, như: ĐH Đà Lạt (62,5%), ĐH Yersin Đà Lạt (30%); CĐ Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc (48%). Đáng lưu ý, tỷ lệ SV người dân tộc cũng còn rất thấp, khoảng 10%.
Thiếu gần 5.000 giáo viên
Theo Thứ trưởng Trần Quang Qúy, tuy có chuyển biến, nhưng Tây nguyên vẫn còn rất nhiều khó khăn.
"Học sinh bỏ học còn nhiều; thành quả phổ cập giáo dục có nguy cơ không được duy trì bền vững", ông Qúy cho hay.
Hiện tại, vẫn còn trên 100 xã chưa có trường mầm non.
Số giáo viên theo quy định về định mức biên chế vẫn thiếu trên 4.700 người, trong đó thiếu nhiều nhất là giáo viên THCS với hơn 2.000 "chỗ trống".
Đáng chú ý, ở lĩnh vực dạy nghề, chỉ tiêu tuyển sinh tăng hàng năm, nhưng đến năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề mới đạt 23% (bình quân cả nước 30%); tỷ lệ đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng chỉ đạt 8,4%, bằng một nửa bình quân cả nước (17%).
Vân Phong