Theo bà Nguyễn Hoàng Phương - CEO Be Group, doanh nghiệp này cảm thấy rất vui khi Chính phủ đã có những chủ trương sáng suốt về mô hình kinh tế nền tảng. Đó là những thông điệp truyền cảm hứng cho Be - một ứng dụng gọi xe Make in Vietnam. 

Bà Phương cho rằng, về sản xuất hàng hóa tiêu dùng, chúng ta có thể mua máy móc, thiết bị nhập từ nước ngoài để tiết kiệm thời gian nghiên cứu, chế tạo. Thế nhưng về công nghệ số, để làm chủ thực sự, chỉ có một cách duy nhất là tự xây dựng mọi thứ. 

{keywords}
Bà Nguyễn Hoàng Phương - CEO Be Group, đơn vị phát triển ứng dụng gọi xe Be. Ảnh: Trọng Đạt

Đó cũng là lý do mà Be đang tự nghiên cứu bản đồ số, tự đào tạo nhân sự công nghệ người Việt và xây dựng hệ sinh thái mở để các doanh nghiệp Việt cùng nhau phát triển. Điều này sẽ góp phần vào việc giúp nền kinh tế số Việt Nam không bị phụ thuộc bởi các tập đoàn nước ngoài. 

CEO của Be cũng cho biết, dù mới chỉ thành lập vào năm 2018, đến tháng 6/2019, Be đã nắm giữ vị trí thứ 2 về thị phần gọi xe công nghệ tại Việt Nam. Đến nay, ứng dụng gọi xe này đã có hơn 10 triệu lượt tải, hiện diện tại 10 tỉnh/thành phố và tạo ra công ăn việc làm cho hơn 100.000 tài xế. 

Trong thời gian, ứng dụng này sẽ phát triển thành một hệ sinh thái mở với nhiều tính ứng dụng trong các lĩnh vực như logistic, vận chuyển, giao thông công cộng, tài chính và du lịch. Thay vì chỉ là một ứng dụng gọi xe, Be cũng sẽ tiến tới việc trở thành một ngân hàng số. 

{keywords}
Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt

Theo bà Phương, mô hình kinh doanh nền tảng hiện nay đang có nhiều thách thức khác nhau. Đó là việc thử nghiệm sandbox trong thời gian quá lâu có thể gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng, vấn đề thất thu thuế, bảo mật dữ liệu người dùng và việc độc quyền thị trường bằng cách thâu tóm đối thủ. 

Riêng với Be, doanh nghiệp này đang phải cạnh tranh với những gã khổng lồ về dịch vụ gọi xe công nghệ. Ngay từ khi mới thành lập, Be đã đăng ký là một công ty vận tải công nghệ. Do vậy, khác hẳn với đối thủ, hoạt động của Be chịu ràng buộc bởi các quy định liên quan tới doanh nghiệp vận tải. Nền tảng gọi xe này cũng chưa được hưởng những ưu đãi của một công ty công nghệ. 

Các mô hình kinh doanh nền tảng đang tạo ra nhiều lúng túng cho các bên liên quan. Chính vì lẽ đó, đại diện của Be cho rằng Việt Nam cần có một hệ sinh thái mở cho riêng mình. Điều này chỉ có thể thực hiện nếu Chính phủ tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp công nghệ nội.

Chính phủ cũng nên luật hóa dữ liệu người dùng bởi đây là tài sản quốc gia cần được bảo vệ. Bên cạnh đó, cần làm thế nào để các doanh nghiệp Việt có thể liên kết với nhau tốt hơn.

Với người dùng, họ cũng nên tự đặt ra cho mình câu hỏi, chúng ta sẽ lựa chọn sản phẩm các doanh nghiệp, các nền tảng Việt Nam hay những tập đoàn quốc tế. Chỉ có sự ủng hộ của người dùng mới có thể giúp các doanh nghiệp Việt lớn mạnh từ cái nôi trong nước để tiến ra toàn cầu. 

Trọng Đạt

Thủ tướng: "Doanh nghiệp công nghệ số phải tiên phong đổi mới sáng tạo"

Thủ tướng: "Doanh nghiệp công nghệ số phải tiên phong đổi mới sáng tạo"

Tại Diễn đàn Quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam năm 2020, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm đã đọc thư của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gửi tới cộng đồng các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.