1. Trận Talas mang yếu tố quyết định khiến giấy được lưu hành ở Trung Á và châu Âu. Trong trận chiến này, người Trung Quốc đã thất bại trước đội quân nào?

  • Quân Ả Rập
  • Quân Mông Cổ
  • Quân Ottoman
  • Quân Anglo-Saxon
Chính xác

Trận Talas nổ ra vào năm 751 giữa triều đại Hồi giáo Abbas và nhà Đường (Trung Quốc) nhằm tranh giành Syr Darya, một vùng đất thuộc Trung Á ngày nay. Theo nghiên cứu, trong 10 vạn quân nhà Đường tham chiến chỉ có 2 vạn trở về. Bên cạnh đó, nhiều tù binh đã bị người Ả Rập đưa tới Samarqand. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến kỹ thuật làm giấy từ Trung Quốc sang Trung Á và từ Trung Á sang châu Âu.

2. Nguyên nhân chính khiến nhà Đường thua trận là gì?

  • Họ bị áp đảo về quân số
  • Họ bị phản bội
  • Họ gặp bất lợi về thời tiết
  • Họ có trang bị kém hơn đối phương
Chính xác

Người Karluk chiếm một phần lớn trong đội ngũ quân nhà Đường. Khi trận đánh đang diễn ra, họ bất ngờ đào ngũ và đổi sang phe Ả Rập. Bị tấn công từ cả phía trước và phía sau, quân nhà Đường tan vỡ. Một số trốn thoát, số còn lại bị Ả Rập tiêu diệt hoặc bắt làm tù binh.

3. Kỹ thuật làm giấy lần đầu được ghi nhận dưới triều đại nào ở Trung Quốc?

  • Nhà Hán
  • Nhà Đường
  • Nhà Tống
  • Nhà Nguyên
Chính xác

Theo sử gia Phạm Diệp (398 – 445), tác giả cuốn Hậu Hán thư, dưới thời vua Hán Hòa Đế (thế kỷ thứ I), có một thái giám tên Thái Luân đã phát minh ra kỹ thuật làm giấy từ thực vật, ông tâu lên vua và được trọng thưởng. Từ đó, giấy trở nên thông dụng tại Trung Quốc.

4. Giấy do người Trung Quốc phát minh được làm từ bộ phận nào của cây?

  • Thân cây
  • Vỏ cây
  • Sợi của thân và vỏ cây
  • Lá và rễ cây
Chính xác

Các sợi bên trong vỏ và thân cây là nguyên liệu chính để làm ra giấy. Vì vậy, một số loại cây có thân chứa nhiều sợi như dâu tằm, gai dầy, thụy hương được người Trung Quốc ưa chuộng.

Sau khi cắt vụn và giã nhỏ, các sợi kể trên sẽ phân tán trong nước dưới dạng bột lỏng. Người ta múc sợi bột bằng loại rây mỏng, lưới của rây gắn chặt vào khung gỗ. Mỗi rây sẽ cho ra một tờ giấy sau nhiều giờ phơi khô.

Sau hàng nghìn năm, quy tắc làm giấy vẫn không thay đổi và bao gồm 4 bước: cắt vụn nguyên liệu, giã nhỏ trong nước, múc quay rây và phơi khô.

5. Tại châu Á, kỹ thuật làm giấy từ Trung Quốc đã truyền bá sang các nước khác qua con đường nào?

  • Chiến tranh và xâm lấn
  • Chuyển giao công nghệ
  • Thương nghiệp
  • Buôn bán nô lệ
Chính xác

Cùng với sự mở rộng của “Con đường tơ lụa”, các nước xung quanh đã dần nắm được kỹ thuật làm giấy qua các thương nhân từng đến Trung Quốc. Khoảng thế kỷ thứ III, giấy bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam, Triều Tiên, Thái Lan. Khoảng thế kỷ thứ IV, người Nhật học được cách làm giấy và có cải tiến của riêng mình để tạo ra loại giấy Nhật hay giấy Washi.