Theo công văn này, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VISTA) nhận định, Việt Nam đã tham gia nhiều FTA tạo điều kiện cho nhiều ngành kinh tế, trong đó có dệt may mở rộng thị trường xuất khẩu với thuế suất giảm dần về 0%.
 
Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi thuế quan, các doanh nghiệp dệt may phải đáp ứng quy tắc xuất xứ, ví dụ “từ sợi trở đi” đối với Hiệp định CPTPP và “từ vải trở đi” đối với EVFTA.

{keywords}
Dệt may Việt Nam gặp khó khi chưa được hưởng lợi ưu đãi theo quy tắc "xuất xứ từ sợi" trong CPTPP (sản xuất tại nhà máy Dệt Hà Nam) (ảnh: Băng Dương)

Hiện nay, việc sản xuất nguyên phụ liệu, nhất là vải, lại là khâu yếu và là điểm nghẽn của ngành dệt may. Một trong những nguyên nhân quan trọng là nhiều địa phương không mặn mà với việc cấp phép xây dựng khâu dệt, nhuộm do lo ngại gây ô nhiễm môi trường.
 
Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã nhiều lần góp ý và kiến nghị Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Việt Nam  dệt may Việt Nam đến 2030, định hướng đến 2045” để sớm hình thành các KCN có xử lý nước thải tập trung thu hút các dự án dệt nhuộm.
 
Nếu không sản xuất được nguyên phụ liệu, đáp ứng yêu cầu xuất xứ, ngành dệt may sẽ không được hưởng lợi ích từ các FTA và tiếp tục phải gia công với giá trị gia tăng thấp và kém hiệu quả.
 
Đầu năm 2020, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2030 nhưng cho đến nay, việc xây dựng chiến lược này vẫn chưa có bước tiến khả quan.
 
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, mục tiêu đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu của ngành sẽ đạt 55 tỷ USD. Trong đó, các sản phẩm chính bao gồm: xơ, sợi các loại đạt 4.000 tấn, vải đạt 3.500 triệu m2, sản phẩm may hơn 8.500 sản phẩm.
 
Giá trị thặng dư thương mại đến năm 2025 phấn đấu đạt 33 tỷ USD, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 11,6%.
 
Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc tới 60-70% nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong đó, nhu cầu về vải rất lớn nhưng tới 60% đều phải nhập từ Trung Quốc.
 
Hạ tầng cho khâu dệt nhuộm và sản xuất vải còn hạn chế. Hiện, chúng ta mới có Khu công nghiệp dệt may Phố Nối (tỉnh Hưng Yên) được hoạt động từ năm 2006. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về chủ trương Đề án xây dựng Khu công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may tại Khu công nghiệp Phong Điền (Thừa Thiên Huế).

Ngoài ra, có một số khu công nghiệp được thành lập để thu hút các dự án công nghiệp dệt may, như Khu công nghiệp Rạng Đông và Khu công nghiệp Bảo Minh (Nam Định), Khu công nghiệp Tam Thăng (Quảng Nam), Khu công nghiệp Bình An (Bình Dương)…

 
Thu Ngân

Dệt may: Không thiếu việc, chỉ lo thiếu nhân công

Dệt may: Không thiếu việc, chỉ lo thiếu nhân công

Khi làn sóng Covid-19 lần thứ 4 bùng phát, đã có ít nhất 45 doanh nghiệp dệt may phải ngừng sản xuất. Thiếu hụt lao động cũng là mối lo lớn với doanh nghiệp. Doanh nghiệp khó thu hút lao động, trong khi chi phí ngày càng tăng.