Em Trần Thị Bích Ly sinh năm 1990, còn chưa lập gia đình. Trước khi phát bệnh, một mình Ly rời quê lên TP.Đà Lạt đi làm thu ngân cho một nhà hàng. Lương tuy không cao nhưng cũng tốt hơn cuộc sống bấp bênh ở quê nhà. Tháng nào, Ly cũng gửi tiền dành dụm được để phụ mẹ xuống TP.HCM khám bệnh định kỳ.

Ly được phát hiện bệnh vào một ngày tháng 6/2020, sau những ngày mệt mỏi, sốt kéo dài. “Điều đầu tiên em nghĩ đến lúc ấy là mình sắp chết rồi. Nhất là lúc nghe bác sĩ nói biện pháp tối ưu để điều trị là ghép tủy, tuy nhiên chi phí quá lớn, dự kiến lên tới 900 triệu đồng, chưa kể nhiều chi phí khác nữa.

Còn cách khác là hóa trị thì hết khoảng 150-200 triệu, nhưng chỉ có khoảng 40% cơ hội. Em không thể lựa chọn, bởi điều kiện gia đình vốn khó khăn. Cách đây 6 năm, mẹ em bị bệnh tim mà không dám phẫu thuật vì không có tiền”, cô gái trẻ giãi bày.

{keywords}
Bích Ly trước khi thực hiện ca ghép tủy.
{keywords}
Sau khi ghép tủy và vô thuốc, Bích Ly chưa thể quen với mái đầu trọc.

Nghe cha mẹ nhất quyết muốn em ghép tủy, Ly cũng dần vững tâm trở lại. Mỗi tuần suốt 3 tháng sau đó, một mình em tự đi xuống Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM để thăm khám và truyền máu. Có những lúc cơ thể tưởng chừng kiệt quệ nhưng Ly không dám kêu than, cố gượng để chờ đến ngày chính thức nhập viện điều trị.

Để có tiền thực hiện ca ghép tủy cho Ly, cha mẹ em phải cầm cố đất đai, nhà cửa để vay ngân hàng nhưng vẫn không đủ. Bà Lan phải mượn thêm sổ đỏ đất ở của em trai để mang đi cầm cố. Chi phí tạm đóng vào viện phí của Ly đến nay là 400 triệu đồng, mà chặng đường đến đích vẫn gian nan.

Đúng vào ngày phải xuống Bệnh viện Chợ Rẫy tái khám bệnh tim, nhưng do tâm lý bất an, căng thẳng, ăn uống không điều độ khiến bà Lan bị viêm đường tiêu hóa, phải nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa II Lâm Đồng.

Nằm trên giường bệnh, bà Lan thẫn thờ: “Bé Ly vừa thực hiện ghép tủy hôm thứ ba vừa rồi, sức khỏe vẫn yếu lắm. Hiện tại em đang được truyền hóa chất. Nghe nói nếu cơ địa của con bé không chịu đựng được thì vẫn có khả năng tử vong khiến tôi vô cùng lo lắng, suy sụp từ hôm đó đến giờ”.

{keywords}
Người mẹ đau xót cho con gái trẻ trung, xinh xắn, hiếu thảo.

Vốn bị bệnh tim mãn tính, đã ở thể nặng, giờ đây, cũng vì bệnh tình của con gái mà sức khỏe của bà Lan ngày càng yếu. Người mẹ khốn khổ chỉ biết đau lòng khi không thể bên cạnh chăm sóc con.

Theo chẩn đoán của bác sĩ, tôi bị hẹp van 2 lá, tăng huyết áp vô căn, rung nhĩ và cuồng nhĩ khiến cơ thể mệt mỏi. Vốn dĩ tôi phải phẫu thuật từ 6 năm trước, nhưng cần tới 120 triệu đồng, kinh tế gia đình khó khăn quá nên cứ uống thuốc lay lắt, kéo dài được đến đâu hay đến đó thôi cô ơi”, bà Lan nghèn nghẹn.

Ngày thường ở nhà, bà nuôi đàn gà vài chục con cho đẻ trứng, đem bán lấy tiền mua đồ ăn cho người và gà. Thỉnh thoảng, người hàng xóm mở quán ăn gọi bà đi phụ, làm từ khoảng 9 giờ sáng đến 10 giờ đêm, họ trả cho bà 100 nghìn. Mỗi thàng bà làm vài ngày, số tiền chỉ đủ để bà đi xuống Bệnh viện Chợ Rẫy khám bệnh.

"Bệnh tim là phải xác định theo bệnh viện cả đời. Nếu tôi không cố gắng làm, các con cái sẽ càng khổ hơn. Vì vậy, có lúc dù mệt mỏi lắm nhưng tôi vẫn tự động viên mình ráng thêm một chút”, bà nói.

{keywords}
Căn nhà tuềnh toàng của gia đình em Ly
{keywords}
Chẳng có vật dụng gì đáng giá để bán

Trong khi đó, ông Thái chồng bà Lan hằng ngày đi làm mướn, phụ hồ, cắt cành cà phê, công việc lặt vặt, cứ hễ ai kêu gì ông đều nhận. Thu nhập chẳng đáng kể. Giờ đây con gái của ông bà cần cả tỷ đồng chữa bệnh, ngoài cầm cố nhà đất thì không biết đào ở đâu.

Trước mắt cứ cầm cố nhà để vay ngân hàng, sau này không trả được thì bán thôi cô ạ”. Nói vậy, nhưng họ cũng biết rằng, có bán nhà cũng chẳng đủ ngần ấy tiền, chỉ có thể tính trước mắt.

Ông Trần Văn Công, Bí thư Tổ dân phố 2, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng chia sẻ với VietNamNet: “Ở quê, gia đình ông Thái đều là người hiền lành, chịu khó. Cả hai ông bà đều nhiệt tình với các hoạt động xã hội của địa phương. Chúng tôi biết bà Lan mắc bệnh đã lâu nhưng không có tiền mổ, nay lại thêm con gái cũng mắc bệnh nặng.

Mặc dù đã giúp gia đình vận động, kêu gọi đến tổ dân phố và các hội từ thiện nhưng chi phí quá lớn nên chẳng thấm tháp là bao. Chúng tôi tha thiết mong bạn đọc Báo VietNamNet chung tay giúp đỡ cho gia đình, để họ có được chi phí chữa bệnh cho con gái”.

Khánh Hòa

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Gửi trực tiếp: Ông Trần Văn Thái hoặc bà Bùi Thị Kim Lan; Địa chỉ: Cụm 5, Tổ dân phố 2, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng; Điện thoại: Bà Lan: 0353544743 (hoặc ông Thái: 0387727812).
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.249 (em Trần Thị Bích Ly)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436.
Mẹ nghèo khẩn cầu xin giúp con trai được "về đích"

Mẹ nghèo khẩn cầu xin giúp con trai được "về đích"

Chỉ sau 8 tháng phát hiện bệnh, Hồng Phát đã giảm 5kg. Những toa hóa chất, những tia xạ trị khiến cơ thể con đau đớn, mệt mỏi. Từ một đứa trẻ hiền lành, ngoan ngoãn, Phát trở nên trầm tĩnh, ít nói, thường xuyên cáu gắt.