Như VietNamNet thông tin, mới đây, trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đề nghị xem xét, chỉ định thầu Tổng công ty Sông Đà thi công một số đoạn đường bộ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông dù doanh nghiệp đang thua lỗ. Được biết, nợ phải trả của Tổng công ty tính đến cuối năm 2019 là hơn 11.000 tỷ đồng, trong đó hàng loạt công ty con rơi vào tình trạng thua lỗ, có nguy cơ mất vốn nhà nước. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty là khoảng 2,8 lần, xấp xỉ mức báo động rủi ro tài chính (3 lần).

Trao đổi về vấn đề này, một lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, về mặt kinh tế Tổng công ty Sông Đà đã đầu tư khá nhiều máy móc, tham gia nhiều công trình do đó để giải quyết công ăn việc làm cho hơn 20.000 cán bộ công nhân viên, kỹ sư của Tổng công ty Bộ đã trình Thủ tướng xin được chỉ định thầu.

{keywords}
Nợ nghìn tỷ, Tổng công ty Sông Đà vẫn được Bộ Xây dựng giới thiệu tham gia xây dựng cao tốc Bắc - Nam theo hình thức chỉ định thầu. 

Theo vị này, không chỉ có Bộ Xây dựng mà các Bộ khác như Bộ Quốc phòng cũng đăng ký các đơn vị có năng lực tham gia.

“Với những công trình này doanh nghiệp Việt đều có đủ năng lực, kỹ thuật để thực hiện vì vậy nên ủng hộ các doanh nghiệp trong nước” – lãnh đạo Bộ Xây dựng nói.

Liên quan đến tình hình công nợ tại Tổng công ty Sông Đà, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho hay không phải chỉ riêng Sông Đà rất nhiều công trình hiện nay cũng nợ lại khối lượng thanh toán cho các nhà thầu.

“Công nợ cũng ảnh hưởng đến một phần nào đó của tài chính nhưng không phải là quyết định cuối cùng. Hiện Tổng công ty Sông Đà đã có các kỹ sư, phương tiện máy móc… Nếu công trình nhà nước có vốn thì Tổng công ty Sông Đà hay đơn vị xây lắp nào khác cũng sẽ tổ chức con người, vật tư vật liệu, xe cộ máy móc để thực hiện” – vị này nói.

Về việc chỉ định thầu, theo lãnh đạo Bộ, đây là một phương thức đấu thầu trong đó có điều kiện và tiêu chí nhất định.

“Nhiều người lo năng lực của Tổng công ty nhưng tôi cho rằng vấn đề ở đây có dám tin để giao không khi doanh nghiệp trong nước có năng lực, kỹ thuật để thực hiện. Chỉ định thầu cũng là một phương thức đấu thầu và có các điều kiện của nó” – vị lãnh đạo Bộ đánh giá.

Ông Lê Văn Tăng - Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu cho rằng, đối với những dự án trọng điểm như cao tốc Bắc - Nam đấu thầu công khai minh bạch là tốt nhất.

Ông Tăng nói rõ, theo luật, tất cả các gói thầu trên 1 tỷ đồng đã phải tổ chức đầu thầu, trừ các dự án an ninh quốc phòng, dự án ảnh hưởng do thiên tại...

Như vậy, chiếu theo luật đấu thầu thì cao tốc Bắc – Nam không được phép chỉ định thầu, thế nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án thì việc chỉ định thầu có thể trình Quốc hội xem xét, nhất là trong bối cảnh áp lực kinh tế lớn cần phải kích cầu nền kinh tế sau ảnh hưởng của dịch bệnh.

Mặc dù vậy, ông Tăng vẫn lưu ý, dù có đấu thầu hay chỉ định thầu, để dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng thì phải đảm bảo các điều kiện: Chọn được nhà thầu, nhà đầu tư có năng lực; hợp đồng ký kết giữa nhà thầu, nhà đầu tư với đại diện nhà nước phải chặt chẽ và đặc biệt là cơ quan giám sát phải thực sự tốt và công tâm. 

“Cần thiết có thể thuê tư vấn nước ngoài giám sát để đảm bảo khách quan, công khai minh bạch cho dự án”, ông Tăng nói.

Hồng Khanh 

Nợ nghìn tỷ, Sông Đà được Bộ Xây dựng giới thiệu làm cao tốc Bắc-Nam

Nợ nghìn tỷ, Sông Đà được Bộ Xây dựng giới thiệu làm cao tốc Bắc-Nam

Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, giới thiệu Tổng Công ty Sông Đà tham gia xây dựng một số đoạn trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai