Tại nhiều chung cư trong những ngày này, không khó để bắt gặp những hình ảnh người dân đóng kín cửa, phơi quần áo chật ban công nhiều ngày nhưng không khô. Dù ở tầng thấp cho đến tầng cao, mặt sàn các căn hộ chung cư đều ẩm ướt, bết dính và bốc mùi ẩm mốc.

Nhiều người dân tỏ ra vô cùng lo lắng, bởi thời tiết nồm ẩm sẽ tạo điều kiện cho nhiều loại virus, vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi, gây nhiều loại bệnh nhất là những bệnh lây qua đường hô hấp. 

{keywords}
Hình ảnh nồm ẩm tại một căn hộ chung cư trên địa bàn quận Hà Đông

Chị Hoan - cư dân một khu chung cư trên địa bàn quận Hà Đông cho biết, mấy hôm nay, chị vừa phải xin nghỉ làm để ở nhà trông con vừa phải lau nhà  thường xuyên vì nồm ẩm, thế nhưng căn nhà của chị vẫn không thể hết cảnh ẩm ướt . Đặc biệt, quần áo chị giặt cho con không kịp khô, đồ đạc bị ẩm ướt khiến mọi sinh hoạt đều bị đảo lộn.

"Cứ duy trì kiểu thời tiết như thế này thì cả nhà tôi đổ bệnh mất. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, nhà cửa lúc nào cũng phải thông thoáng, sạch sẽ nhưng vì nồm ẩm nên nhà tôi cứ phải của đóng then cài cả ngày rất bí bách", chị Hoan tâm sự.

Anh Hiến, hàng xóm cạnh căn hộ nhà chị Hoan cũng cho hay, dù ở tầng cao nhưng anh phải bật điều hoà 24/24 chế độ khô cả phòng khách và phòng ngủ, để giữ trong nhà luôn khô thoáng, tránh vi khuẩn xâm nhập.

{keywords}
Một góc nhà của anh Hiến trong thời tiết nồm ẩm.
{keywords}
Quần áo phơi đi phợi lại vẫn không 'chịu' khô.

Có điều kiện hơn, gia đình nhà chị Nguyễn Thu Thủy ở chung cư  khu vực Thanh Xuân đã khắc phục thời tiết nồm ẩm này bằng việc mua 3 chiếc máy hút ẩm để đặt ở phòng ngủ và phòng khách. Riêng quần áo, chị Thủy sử dụng thêm máy sấy để không phải chịu cảnh phơi nhiều ngày mà vẫn không khô.

"Đang vừa mùa dịch bệnh và nồm ẩm thế này thì việc bảo đảm an toàn sức khỏe cho cả nhà là rất quan trọng", chị nhấn mạnh.

Thời tiết nồm ẩm không chỉ khiến cho ngôi nhà thêm phần nhếch nhác, bẩn thỉu mà còn khiến một số thiết bị máy móc, điện tử của gia đình nhà anh Nguyễn Thanh Hải,  ở Từ Liêm Hà Nội dở chứng.

Anh cho hay, chiếc tivi treo tường mới mua được mấy tháng bỗng nhiên đổ bệnh, đến khi gọi được nhân viên sửa chữa thì mới hay do bị ẩm ướt.

{keywords}
Tường nhà trong căn hộ cũng ướt nhẹp

Vừa khổ sở chống chọi trong căn hộ của gia đình mình , các cư dân còn kêu than khi hành lang ẩm ướt, trơn trượt. Dù được các nhân viên vệ sinh ở các tòa nhà lau dọn thường xuyên nhưng vẫn không cải thiện.

“Bình thường chúng tôi chỉ lau dọn sảnh tòa nhà, hành lang 3 đến 4 lần là sạch nhưng mấy hôm nay, chúng tôi phải làm vệ sinh liên tục mà vẫn không khô kịp, vẫn ướt nhẹp”, chị Lan – nhân viên dọn vệ sinh ở khu vực Văn Phú, Hà Đông kể.

{keywords}
Hành lang ướt nhẹp khiến nhân viên lau dọn vệ sinh phải làm việc hết công suất.

 

{keywords}

Các mảng tường kính của chung cư cũng chịu cảnh nồm ẩm tượng tự
{keywords}
Dù nhiều nhà dùng cây lau nhà lau khô liên tục nhưng tình trạng nồm, ẩm ướt cũng không được cải thiện.
{keywords}
Một mảng tường của chung cư bị thấm ướt
{keywords}
Một số người dân cho hay, họ phải đi lại rất cẩn thận để tránh bị trơn trượt.
{keywords}
Quần áo của một căn hộ được treo chật cứng nơi ban công.  Chủ căn hộ cho biết, nếu tình trạng nồm ẩm kéo dài sẽ không còn đủ quần áo để mặc.
{keywords}
Sảnh ướt nhẹp tại một chung cư ở  quận Cầu Giấy
{keywords}
Sàn nhà bếp của một hộ gia đình tại chung cư Nam Từ Liêm.
{keywords}
Cửa sổ cũng không tránh khỏi tình trạng này. 


Nhật Hạ

Nửa đêm đốt bồ kết phòng dịch corona, nghìn dân chung cư nháo nhác chạy

Nửa đêm đốt bồ kết phòng dịch corona, nghìn dân chung cư nháo nhác chạy

- Khoảng 22h đêm qua (ngày 9/2), cư dân HH4B Linh Đàm một phen hú vía khi hệ thống báo cháy kêu ầm ĩ cả toà nhà 36 tầng do một hộ đốt bồ kết xông phòng, ngừa dịch corona.