Australia vừa thông qua một đạo luật cho phép cơ quan chức năng có thể truy cập vào các tin nhắn bị mã hoá của người dùng, điều mà từ trước đến nay Google, Facebook hay Apple vẫn luôn phản đối.

Dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của luật An ninh mạng

Muốn trở thành cường quốc kinh tế, Việt Nam phải là cường quốc an ninh mạng

Thái Lan sẽ xem lại dự thảo luật an ninh mạng

Đạo luật này vừa được cơ quan lập pháp Australia thông qua vào ngày thứ 5 vừa qua. Theo các nhà lập pháp, quy định này là điều thiết yếu để duy trì an ninh quốc gia và là một công cụ quan trọng của chính quyền trong cuộc chiến với chủ nghĩa khủng bố.

Rất nhiều chính phủ cho rằng các dịch vụ có chức năng mã hoá tin nhắn đang được những kẻ khủng bố lợi dụng để liên lạc với nhau nhằm qua mặt các nhà chức trách. Do vậy, các nhà nhà hành pháp cần được cung cấp quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu này để đảm bảo an toàn cho cộng đồng.

Trong khi đó, quan điểm của các công ty công nghệ cho rằng quy định trên sẽ mở ra một cánh cửa cho giới tin tặc lợi dụng nhằm phá hoại, và rằng điều đó sẽ ảnh hưởng tới quyền giữ bí mật về đời tư cá nhân của người dùng.

{keywords}
Các đạo luật về an ninh mạng vẫn là chủ đề gây tranh cãi giữa các công ty công nghệ và các nhà chức trách quản lý không gian mạng của nhiều quốc gia. 

Với quy định vừa được đưa ra, các cơ quan hành pháp của chính phủ Úc có thể yêu cầu các công ty công nghệ hợp tác chia sẻ thông tin theo 3 cấp độ nhằm giúp các cơ quan này truy cập vào những dữ liệu bị mã hoá.

Ở cấp độ thứ nhất, chính quyền sẽ gửi yêu cầu về việc trợ giúp tự nguyện nhằm bảo vệ an ninh quốc gia tới các công ty công nghệ. Với cấp độ thứ 2, cơ quan chức năng sẽ yêu cầu các công ty công nghệ cung cấp bộ giải mã trong trường hợp họ nắm trong tay giải pháp này.

Trong trường hợp thứ 3 và cũng là trường hợp nghiêm trọng nhất, Tổng chưởng lý (người đứng đầu cơ quan tư pháp liên bang) sẽ đưa ra một thông báo yêu cầu các công ty công nghệ phải xây dựng một công cụ giải mã nhằm trợ giúp cho công tác thực thi pháp luật.

Trước thực tế này, các công ty công nghệ và nhiều tổ chức tại Australia đã lên tiếng bày tỏ quan ngại trước những nguy cơ xấu có thể xảy ra khi quy định này bị lạm dụng. Họ cho rằng quy định này sẽ khiến khả năng bảo mật của các ứng dụng có điểm yếu, dữ liệu người dùng vì thế sẽ bị mất an toàn.

Tuấn Nghĩa (Theo CNET)

"Các bạn trẻ có thể thay đổi số phận dân tộc, đưa Việt Nam trở thành cường quốc về an ninh mạng"

"Các bạn trẻ có thể thay đổi số phận dân tộc, đưa Việt Nam trở thành cường quốc về an ninh mạng"

Việt Nam phải là cường quốc về an ninh mạng thì không ai đánh mình, vì thế có hoà bình và con cháu chúng ta sẽ không phải chết trên sa trường.

Giáo sư Hoa Kỳ tới Việt Nam bàn về Chiến lược phòng vệ an ninh mạng

Giáo sư Hoa Kỳ tới Việt Nam bàn về Chiến lược phòng vệ an ninh mạng

Giáo sư Derek S. Reveron - Nhà Chiến lược về phòng vệ an ninh mạng của Hoa Kỳ, là thành viên nhóm xây dựng sáng kiến an ninh mạng cho Hội nghị Thượng đỉnh G7 có chuyến thăm chính thức Việt Nam.

Công ty an ninh mạng Israel tuyên bố “bẻ khóa” mọi iPhone

Công ty an ninh mạng Israel tuyên bố “bẻ khóa” mọi iPhone

Một công ty an ninh mạng của Israel tuyên bố có khả năng “bẻ khóa” trên các thiết bị chạy iOS 11, kể cả iPhone X, iPhone 8 và các phiên bản cũ hơn.

Phòng vệ an ninh mạng vững chắc từ kinh nghiệm của Estonia

Phòng vệ an ninh mạng vững chắc từ kinh nghiệm của Estonia

Tổng thống Estonia Toomas Hendrik Ilves là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, có chiến lược sắc sảo, có cách làm sáng tạo, độc đáo, ông đã đưa Estonia trở thành cường quốc công nghệ thông tin.

Bộ Công an: Luật An ninh mạng phù hợp thông lệ quốc tế

Bộ Công an: Luật An ninh mạng phù hợp thông lệ quốc tế

Chánh Văn phòng Bộ Công an nói: Luật An ninh mạng phù hợp với thông lệ quốc tế về lưu trữ dữ liệu và đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam.