Vụ kiện cáo của Cisco Systems chống lại Huawei vào năm 2003 dù cuối cùng đã lắng dịu nhưng đã khiến phía Mỹ trở nên cảnh giác cao độ với Huawei.

Mỹ đã tăng cường gây áp lực lên công ty Huawei Technologies trong những tháng gần đây, điều này không khỏi dẫn đến việc công ty viễn thông Trung Quốc này không còn được tham gia vào nhiều dự án phát triển mạng không dây thế hệ tiếp theo tại một số nước, thậm chí việc gây áp lực còn khiến cho giám đốc tài chính của Huawei bị phía Canada bắt giam theo yêu cầu từ Mỹ.

Thế nhưng khi mà căng thẳng Mỹ - Trung Quốc và những lo lắng về khả năng Huawei gặp khó trong phát triển công nghệ 5G chưa lắng dịu thì sự nghi ngờ của Washington về công ty này, xét trên cả phương diện bản quyền trí tuệ và an ninh, thậm chí còn lên cao hơn nữa.

{keywords}
Mỹ cảnh giác cao độ với Huawei

Nhiều doanh nghiệp Mỹ đã lên tiếng chỉ trích Huawei ít nhất từ năm 2003, khi đó Cisco Systems kiện Huawei xâm phạm bản quyền trí tuệ. Cisco buộc tội Huawei sao chép mã nguồn phần mềm và thậm chí cả nhiều tài liệu, đồng thời bán thiết bị sử dụng công nghệ của Cisco với giá rẻ hơn nhiều lần. Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã điều tra vụ việc.

Hai công ty này đã dàn xếp xong vụ việc sau khi Huawei đồng ý thay đổi sản phẩm bị phía Cisco chỉ trích, thế nhưng vụ việc này đã khiến Huawei lọt vào “tầm ngắm” của Washington.

Washington bắt đầu coi Huawei như một mối nguy hại đến an ninh quốc gia Mỹ vào năm 2011, khi đó doanh thu bán hàng hàng năm của Huawei đạt khoảng 203,9 tỷ nhân dân tệ tương đương 29,6 tỷ USD ở mức tỷ giá hiện tại - mức doanh thu này chỉ tương đương 1/3 mức doanh thu hiện tại.

Trong cùng năm, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố báo cáo trong đó nhấn mạnh Huawei và hãng đối thủ ZTE có mối quan hệ chặt chẽ với quân đội Trung Quốc. Ủy ban tư vấn của Quốc hội Mỹ cho rằng việc hãng viễn thông Trung Quốc tăng trưởng quá nhanh tiềm ẩn mối nguy hại với an ninh quốc gia và rằng Huawei nhận được sự trợ cấp của chính phủ để thực hiện các vụ thâu tóm doanh nghiệp cũng như nhiều lĩnh vực khác.

Năm 2012, Hạ viện Mỹ tổ chức phiên điều trần với đại diện đến từ Huawei và ZTE, sau đó Hạ viện Mỹ công bố báo cáo trong đó họ khuyến cáo chính phủ Mỹ, lĩnh vực tư nhân cần tránh sử dụng sản phẩm của hai công ty nói trên. Báo cáo nhấn mạnh rằng không nên tin tưởng hai công ty này về việc họ không chịu sự ảnh hưởng của chính phủ và rằng chính điều đó tiềm ẩn rủi ro an ninh quốc gia với Mỹ và với hệ thống của Mỹ.

Điều này sau đó đã đặt tạo tiền đề để vào mùa hè năm nay, Mỹ thông qua quy định cấm các cơ quan chính phủ Mỹ sử dụng sản phẩm của Huawei và ZTE. Huawei không ngừng khẳng định rằng các báo cáo nói trên dựa trên sự suy đoán. Thế nhưng vào năm 2015, FBI đã cảnh báo rằng vẫn có nhiều doanh nghiệp Mỹ sử dụng sản phẩm của Huawei, khả năng chính phủ Trung Quốc tiếp cận được với thông tin doanh nghiệp Mỹ đang tăng chóng mặt.

Theo Bizlive

Nhà cung ứng thiết bị Huawei phạt tiền nhân viên nếu sử dụng iPhone

Nhà cung ứng thiết bị Huawei phạt tiền nhân viên nếu sử dụng iPhone

Nếu sử dụng điện thoại iPhone, những nhân viên làm việc tại một nhà cung ứng của Huawei sẽ phải nộp số tiền phạt tương ứng với giá trị của chiếc máy đó.

Huawei có thể nhận lệnh trừng phạt cấm xuất khẩu bởi Mỹ

Huawei có thể nhận lệnh trừng phạt cấm xuất khẩu bởi Mỹ

ZTE đã phải nộp khoản tiền lên tới 1,7 tỷ USD để thoát khỏi án phạt của Mỹ. Giờ đây cả thế giới đang tự hỏi, Huawei sẽ phải nộp bao nhiêu tiền nếu lệnh cấm chính thức được ban hành.

New Zealand cấm sử dụng công nghệ của tập đoàn Huawei trong dự án 5G

New Zealand cấm sử dụng công nghệ của tập đoàn Huawei trong dự án 5G

New Zealand đã công bố quyết định cấm một trong những nhà cung cấp dịch vụ di dộng lớn nhất của nước này sử dụng thiết bị, công nghệ của Huawei Technologies Co.