Đó là lưu ý của Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn tại hội nghị tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục Trung học do Bộ GD-ĐT tổ chức.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn ghi nhận, biểu dương những cố gắng, kết quả đạt được trong năm học vừa qua. Dù là năm học nhiều khó khăn nhưng cơ bản đã đạt được mục tiêu và kế hoạch đề ra, trong đó, có một số kết quả đáng khích lệ, như thành tích học sinh dự thi Olympic quốc tế, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT thành công.

Tuy nhiên, ngành giáo dục đang đứng trước 2 thách thức lớn. Đó là thách thức trước yêu cầu phát triển, đổi mới và thách thức trong bối cảnh dịch bệnh. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi hệ thống để thích ứng với tình hình dịch bệnh, tăng sức chống chịu, hạn chế tổn thương trước dịch là tất yếu và không thể lảng tránh.

Để thực hiện được yêu cầu về chất lượng giáo dục trong điều kiện dịch bệnh, ông Sơn cho biết, Bộ sẽ ban hành các yêu cầu nội dung cốt lõi. Chương trình lõi cần được tận dụng giảng dạy trong “thời gian vàng” - học tập trực tiếp. Trong trường hợp dịch bệnh phức tạp vẫn chủ động đảm bảo đạt được các yêu cầu nội dung cốt lõi này.

{keywords}
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: "Cần chấm dứt học theo văn mẫu".

Lưu ý với giáo dục Trung học trong năm học mới, Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh tới tinh thần học thật, thi thật. Theo đó, các Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT, nhà trường cần triển khai việc học, kiểm tra đánh giá sao cho đúng và thực chất. Quá trình dạy học cũng cần quan tâm tới thực tiễn, trải nghiệm; chú ý đến việc tự học; chú trọng nội dung giáo dục đạo đức, nhân cách, củng cố dạy tiếng Việt và phát triển toàn diện cho học sinh.

Riêng với môn Ngữ văn, cần chấm dứt học theo văn mẫu, bài mẫu, dẫn tới triệt tiêu sự sáng tạo của thầy và trò.

Xác định đội ngũ quyết định chất lượng giáo dục chính là các nhà giáo, Bộ trưởng đề nghị các Sở GD-ĐT quan tâm chăm lo cho giáo viên, chú ý bảo đảm đủ số lượng cho các môn học, bậc học. Đồng thời, triển khai giải pháp hỗ trợ cho học sinh trong thời gian học tập trực tuyến để các em khắc phục được khó khăn về vật chất, tâm lý.

Một số nhiệm vụ khác của giáo dục Trung học trong năm học mới là chú trọng tiếng nói chuyên môn của đội ngũ giáo viên trong lựa chọn sách giáo khoa mới; củng cố thư viện trường học để hỗ trợ học liệu, sách cho học sinh; tổ chức các khóa tập huấn về giảng dạy trực tuyến cho giáo viên,...

Thanh Hùng

"Khi sự thay đổi được khích lệ, sẽ nhiều nơi 'mở' đề Ngữ văn"

Những thay đổi trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 của các địa phương trong vài năm trở lại đây được nhiều giáo viên Ngữ văn đánh giá tích cực.

Bất ngờ môn Văn thi tốt nghiệp: Chép lại đề là 'ăn' điểm?

Bất ngờ môn Văn thi tốt nghiệp: Chép lại đề là 'ăn' điểm?

Nhiều giáo viên bất ngờ vì ở một số câu hỏi phần Đọc hiểu trong đề thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT, thí sinh chỉ cần chép lại y nguyên đề thi là có điểm.

Thay đổi tư duy ra đề Ngữ văn theo kiểu 'trả bài thầy cô'

Thay đổi tư duy ra đề Ngữ văn theo kiểu 'trả bài thầy cô'

TS. Trịnh Thu Tuyết đã chia sẻ những trăn trở về cách dạy văn, học văn theo lối mòn tư duy "trả bài" ở các trường phổ thông hiện nay, đặc biệt trong các đề thi Ngữ văn.