Điểm chuẩn trúng tuyển vào ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng những năm gần đây cao không thua kém những ngành “hot” như Công nghệ thông tin, Y khoa,… Đây là ngành nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Năm 2020, khoảng gần 20 trường tuyển sinh ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Lấy điểm chuẩn cao nhất là Trường ĐH Kinh tế Quốc dân với 28 điểm. Như vậy, thí sinh phải đạt trung bình trên 9 điểm mỗi môn. Đây cũng là ngành có điểm chuẩn cao nhất của trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cũng có mức điểm chuẩn cao không kém với 27,6 điểm. Xếp sau đó là Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) với 27,25 điểm. Mức điểm này chỉ xếp sau ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật ô tô.
Trong khi đó, đạt từ mức 25 – 26 điểm, thí sinh có thể cân nhắc đăng ký vào các trường như Trường ĐH Thương mại, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Hàng Hải Việt Nam, Trường ĐH Giao thông Vận tải ở phía Bắc hoặc Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
Ở khoảng điểm 23 – 25, thí sinh có thể tham khảo vào các trường như Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, Trường ĐH Mở TP.HCM hay Trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TP.HCM.
Với những thí sinh có tổng điểm nhỏ hơn 20 điểm vẫn có cơ hội theo học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại các trường như ĐH Điện lực, ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, ĐH Công nghệ TP.HCM.
Dưới đây là điểm chuẩn và mức học phí của một số trường có đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trên cả nước vào năm ngoái:
Phụ huynh và thí sinh có thể tham khảo điểm chuẩn của tất cả các trường đại học trong cả nước TẠI ĐÂY.
Điểm khối A00, A01 năm 2021 như thế nào?
Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng chủ yếu xét tuyển thí sinh ở 3 khối A00, A01 và D01.
Thống kê cho thấy khối A00 chỉ có 12 thí sinh đạt điểm số trên 29.
Có 216 thí sinh đạt điểm trên 28 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 29;
Có 1608 thí sinh đạt điểm trên 27 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 28;
Có 6718 thí sinh đạt điểm trên 26 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 27;
Có 18.060 thí sinh đạt điểm trên 25 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 26.
Kết quả này thấp hơn so với khối A01 khi khối A01 có tới 20 thí sinh đạt điểm số trên 29. Số thí sinh đạt điểm trên 28 và nhỏ hơn 29 cũng lên tới con số 503, gần gấp đôi so với khối A00.
Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng còn xét điểm tổ hợp môn có khá nhiều thi sinh đăng ký thi đó là khối D01. Khối này chỉ có 3 thí sinh trên 29 điểm.
Có 339 thí sinh đạt điểm trên 28 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 29;
Có 5184 thí sinh đạt điểm trên 27 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 28;
Có 19.391 thí sinh đạt điểm trên 26 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 27;
Có 38.783 thí sinh đạt điểm trên 25 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 26.
>>> Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học năm 2021
Thúy Nga
Điểm chuẩn và học phí ngành Quản trị kinh doanh như thế nào?
Quản trị kinh doanh là ngành được thí sinh quan tâm trong nhóm ngành Kinh tế. Hàng năm, điểm đầu vào của ngành này tại các trường đều ở mức cao. Thậm chí có những trường, thí sinh phải đạt trung bình trên 9 điểm mỗi môn mới trúng tuyển.
Đạt bao nhiêu điểm có thể trúng tuyển ngành Kế toán?
Kế toán là ngành được đào tạo ở nhiều trường đại học trên cả nước. Trong khi ở một số trường, mức điểm chuẩn vào ngành này lên tới hơn 27 điểm thì cũng có những trường chỉ lấy điểm chuẩn khoảng 16 – 17.
Điểm chuẩn và học phí ngành Tài chính – Ngân hàng
Tài chính – Ngân hàng là ngành có mức điểm trúng tuyển hàng năm tương đối cao. Ở các trường tốp đầu, thí sinh phải đạt trên 8 điểm mỗi môn mới có thể giành được suất đỗ vào ngành này.
Đạt bao nhiêu điểm có cơ hội đỗ nhóm ngành Công nghệ thông tin?
Nhóm ngành Công nghệ thông tin luôn có mức điểm chuẩn dẫn đầu tại hầu hết các cơ sở đào tạo trên cả nước. Ở một số trường, để đỗ vào ngành này, thí sinh cần phải đạt mức điểm lên tới 28 – 29.