- Trẻ thành công sớm dễ gây tính tự mãn. Cha mẹ cần lưu ý rèn luyện kỹ năng sống cho con, tránh thái độ này vì cái trẻ cần là tương lai, không phải thành công sớm.

Những kỹ năng sống trẻ em Nhật được nuôi dạy
Giúp cha mẹ hiểu nội tâm con qua hoạt động vẽ tranh
7 nguyên tắc vàng trong dạy kỹ năng sống

{keywords}

Khi đứa trẻ thực hiện thành công một công việc gì đó, nó sẽ có niềm tin là nó sẽ hoàn thành công việc đó lần nữa. Sự tự tin tăng lên một bậc. Việc đó không nhất thiết phải là thành tích, phải đứng thứ nhất thứ hai so với người khác. Việc đó đơn giản chỉ là việc mà trước nay đứa trẻ chưa làm được và giờ cháu đã làm được.

Còn khi có thành tích, đứa trẻ không phải là tự tin mà trở nên huênh hoang, là kiểu chân không chạm đất. Điều này không chỉ đến với đứa trẻ mà còn đến với tất cả mọi người khi họ có thành công gì đó mà được ghi nhận.

Là bậc phụ huynh, bạn không nên tạo điều kiện để con mình tự mãn. Phương pháp có thể là không tạo điều kiện để con thành công, hay thậm chí không giúp đỡ gì con trong các kì thi. Chuyện con va vấp tơi bời và thất bại có thể hạn chế con phát sinh thói tự mãn này.

Nói rộng ra một chút. Con người nói chung là một thực thể độc lập nhưng họ không có khả năng quan sát được chính mình. Thật khó có thể ngắm nghía bản thân mình đặc biệt là không thể nhìn mình từ phía sau, từ xa, từ bên trái và bên phải. Cái mà ta nhìn thấy hầu hết lại là người khác. Phần của chính ta chỉ có chút xíu trong tầm mắt của ta mà thôi. Khi một sự việc không hay xảy ra, mọi việc như chúng ta đang nhìn đời qua một tấm gương. Người tự tin, tỉnh táo và sáng suốt sẽ soi cái bóng của tấm gương đó. Khi đó, họ nhìn thấy chính mình trong tấm gương. Họ sẽ thấy vết nhọ trên mặt mình. Đó là khuyết điểm mình mắc phải. Họ thừa nhận vết nhọ đó và lấy khăn lau đi. Người huênh hoang không nhìn thấy điều đó. Khi mắt họ bị mờ bởi những vinh quang quá khứ, họ chỉ thấy những hình ảnh cuộc đời sau tấm gương đó, họ thấy hình ảnh thiên hạ tung hô họ trong thời hoàn kim. Vì không soi được bản thân, họ sẽ không nhìn thấy vết nhọ trên mặt mình và sẽ đem nó theo cả đời.

Trẻ lớn lên cũng là một công dân, một thực thể như trên, vì vậy nhiễm phải thói này sớm ảnh hưởng rất lớn đến tương lại. Bạn phải cố gắng để luôn đảm bảo “chân con mình” chạm đất và nhìn đời chân thực nhất có thể. Chỉ nên tập cho con cảm giác hài lòng vì đã hoàn tất một việc quan trọng mà thôi, đừng nên vì việc đó mà ra thói tự mãn.

Thành công khi con quá nhỏ rất tai hại. Giờ phút vui tươi thăng hoa diễn ra quá ngắn ngủi. Sau đó vầng hào quang quá khứ sẽ che mờ tấm gương tự vấn bản thân. Vì thế, bạn không nên cho con “vướng” vào vầng hào quang nào trước khi con học được kha khá những bài học từ sự thất bại.

Có thể nói nhiều bậc cha mẹ cảm thấy con mình giỏi, muốn cho cả thế giới biết đến, cho con tham gia cuộc thi này cuộc thi kia, và thậm chí giành giải. Nhưng đôi khi điều đó lại vô tình làm hại con chứ không hẳn giúp ích cho con. Chính vì vậy, bạn phải luôn cố gắng dành thời gian rèn luyện kỹ năng sống cho con, và một trong những điều đáng chú ý là tránh cho con có thói tự mãn vì thành công đến quá sớm.

Những kỹ năng sống trẻ em Nhật được nuôi dạy

Những kỹ năng sống trẻ em Nhật được nuôi dạy

Những điều khác biệt trong cách dạy kỹ năng sống cho con của người Nhật dưới đây sẽ khiến bạn không khỏi ngạc nhiên.

7 nguyên tắc vàng trong dạy kỹ năng sống

7 nguyên tắc vàng trong dạy kỹ năng sống

Ai cũng hiểu sự quan trọng của kỹ năng sống, nhưng dạy như thế nào lại là câu hỏi mà không nhiều người trả lời được. Dưới đây là 7 nguyên tắc vàng cần biết giúp trẻ phát triển thành một người có đầy đủ kỹ năng sống.

Tại sao cần phải dạy kỹ năng sống cho trẻ?

Tại sao cần phải dạy kỹ năng sống cho trẻ?

Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ nhỏ.

Nhật Linh (tổng hợp)