LTS: GS Nguyễn Xuân Hùng đã có hơn 170 bài nghiên cứu khoa học trên các tạp chí nằm trong danh mục ISI. Ông được giải thưởng nghiên cứu Georg Forster Quỹ Humboldt danh giá của nước Đức năm 2016. Từ năm 2014 đến 2020 ông liên tục được tổ chức Clarivate Analytics (trước đây là Thomson Reuters) xếp vào top 1% những nhà khoa học thế giới có ảnh hưởng nghiên cứu trích dẫn cao.

Xin trân trọng giới thiệu với độc giả bài viết của GS Nguyễn Xuân Hùng gửi đến VietNamNet:

{keywords}
GS Nguyễn Xuân Hùng với bài giảng về mô phỏng số trong công nghệ in 3D tại Ngày hội Toán học Mở năm 2021 tổ chức ngày 17/1/2021 tại TP.HCM

Tôi nghiên cứu Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT ban hành ngày 28/6/2021 với sự quan tâm đặc biệt về tiêu chuẩn của người hướng dẫn nghiên cứu sinh (Điều 5) và tiến sĩ (Điều 14).

Hội nhập quốc tế là xu thế không thể đi ngược lại được. Hội nhập quốc tế diễn ra trên rất nhiều lĩnh vực: khoa học công nghệ, văn hóa, lịch sử, con người Việt Nam,...

Nhưng liệu có bao nhiêu độc giả quốc tế đọc các bài báo trong nước? Vì thế, chúng ta không phân biệt Khoa học xã hội (KHXH) hay Khoa học Tự nhiên (KHTN) cần phải chung tay góp phần nâng cao hình ảnh Việt Nam bằng con đường hội nhập trong nghiên cứu khoa học. Các nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, con người, nghiên cứu về chủ quyền biển đảo… đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín, nơi có hàng triệu độc giả khắp thế giới truy cập, tham khảo và kế thừa nghiên cứu là bảo chứng khẳng định vị thế và tiếng nói từ Việt Nam.

Do đó, công bố quốc tế là cách rất hiệu quả để hội nhập, để thế giới thêm tin tưởng và hợp tác với chúng ta.

Ngành Toán giữ lập trường hội nhập quốc tế từ rất lâu nên khi ra nước ngoài tôi có nhiều dịp nghe họ nhắc đến Việt Nam với sự thán phục. Nếu các ngành khoa học khác cũng vươn lên với tinh thần ấy thì nghiên cứu khoa học của chúng ta sẽ ngày càng phát triển.

Không có lựa chọn nào là hoàn hảo, nhưng theo tôi, lựa chọn hội nhập là một cách tối ưu. Bản thân tôi cũng không hoàn hảo, và tôi chọn nỗ lực hơn nữa vào chuyên môn. Lựa chọn của tôi suốt 15 năm qua là kiên trì con đường hội nhập quốc tế, đã giúp tôi học được rất nhiều điều quý giá. Các nhà khoa học nước ngoài đã tin tưởng hợp tác, tham dự tổ chức hội nghị chuyên môn ở Việt Nam, và họ mang hình ảnh Việt Nam về đất nước họ. Họ nhận và cấp học bổng cho nhiều người Việt trẻ ra nước ngoài làm nghiên cứu sinh, họ hợp tác với các đại học Việt Nam trong nghiên cứu, đào tạo tiến sĩ. Họ coi trọng người Việt, và đặc biệt rất coi trọng hợp tác win-win trong tri thức khoa học.

Thủ tướng đã nêu cao tinh thần: "Học thật, Thi thật, Nhân tài thật" thì tôi không thấy lý do gì để trì hoãn hội nhập công bố quốc tế. Nếu chưa có một nghiên cứu sâu sắc để đưa ra đánh giá chính thức của Bộ GD-ĐT về hiệu quả, ưu nhược điểm trong thực hiện quy chế đào tạo tiến sĩ theo Thông tư 08/2017 thì theo tôi, việc ban hành thông tư 18/2021 là thiếu cơ sở khoa học và khó thuyết phục dư luận.

Vấn đề thứ nhất là nên xem xét hài hòa chuẩn công bố quốc tế tương ứng với các nhóm ngành KHXH và KHTN. Tiếp đến, cần nâng chuẩn người hướng dẫn phải là tác giả chính (tác giả đầu hoặc tác giả liên hệ hoặc có xác nhận của tạp chí đóng góp khoa học ngang nhau của các tác giả) một số bài báo đăng trên tạp chí quốc tế uy tín trong danh mục Web of Science (WoS) trong 3 năm gần nhất. Khi người thầy đủ uy tín khoa học, thì trò sẽ làm nghiên cứu nghiêm túc. 

GS.TS Nguyễn Xuân Hùng

Thạc sĩ, tiến sĩ trong bộ máy công chức

Thạc sĩ, tiến sĩ trong bộ máy công chức

Quả là rất sôi nổi câu chuyện chuẩn mới về tiến sĩ trong mấy ngày này. Khi một chính sách mới của nhà nước ra đời, thật mừng là có các luồng ý kiến đồng tình hay phản bác.