Những nhân sự từ trường công chuyển qua trường tư làm lãnh đạp một phần đã nghỉ hưu theo chế độ, tuy nhiên xét theo học hàm, học vị họ vẫn có quyền công tác ở trường công từ 7-10 năm.

Đầu tiên, phải kể tới trường hợp Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM. Tháng 1/2017, UBND TP.HCM có quyết định công nhận tiến sĩ Tạ Thị Kiều An, làm hiệu trưởng nhiệm kỳ 2016-2021, tuy nhiên tháng 4/2018, tiến sĩ Tạ Thị Kiều An đã viết đơn xin từ nhiệm.

Người thay thế bà An là PGS-TS Đỗ Văn Xê, nguyên Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ. Trước khi làm Hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM ở tuổi 61, PGS.TS Đỗ Văn Xê từng phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ liên tiếp 2 nhiệm kỳ (2008-2017).

{keywords}
PGS.TS Hồ Thanh Phong, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM hiện tại là Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng

Tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, sau khi PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng, hiệu trưởng đầu tiên (khi còn là Trường ĐH Dân lập Hồng Bàng) nghỉ vào năm 2015, đơn vị đầu tư mời PGS.TS Thái Bá Cần, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM về làm hiệu trưởng.

Theo quyết định của UBND TP.HCM, PGS.TS Thái Bá Cần làm hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng nhiệm kỳ 2015-2020. Tuy nhiên sau 3 năm nhiệm kỳ, ông Cần được đơn vị đầu tư bổ nhiệm là Phó tổng giám đốc phụ trách khối đại học, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH Gia Định, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Hoa Sen. Để thay thế ông Cần, đơn vị đầu tư trường này tiếp tục mời PGS.TS Hồ Thanh Phong, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TP.HCM về làm hiệu trưởng.

Sẽ có người nói rằng tôi chuyển qua trường tư vì ham tiền do được trả lương cao. Thậm chí sẽ có người nói tôi hám danh vì được làm hiệu trưởng, nhưng cả hai cái này tôi đã có hết rồi. Thậm chí danh của tôi ở trường công còn cao hơn ở đây nhiều. Tôi về trường tư làm hiệu trưởng không phải vì danh vì lợi. Tuổi của tôi dù 60 nhưng về mặt sinh học còn trẻ, tất nhiên tôi có thể đóng góp theo diện giảng viên và nếu vậy sẽ ở trường công, nhưng làm hiệu trưởng có thể đóng góp nhiều. Ở trường công tuổi này sẽ không làm được quản lý nên chọn trường tư cũng là 1 dạng đóng góp. Trước khi quyết định tôi cũng cân nhắc nhiều lần, nhiều ngày nhưng mình làm vì thấy vui và trách nhiệm"- Một cá nhân vừa nhậm chức hiệu trưởng tư thục cho hay.

Khi mua thành công Trường ĐH Công nghệ Thông tin Gia Định (Hiện đổi tên là Trường ĐH Gia Đình), tập đoàn Nguyễn Hoàng đã mời TS. Hà Hữu Phúc về làm hiệu trưởng. Ông Hà Hữu Phúc từng là nguyên Vụ trưởng, nguyên Giám đốc cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM. Trước đó, ông Phúc cũng từng là điều tra viên cao cấp, Phó trưởng khoa đào tạo Sau đại học và bồi dưỡng nâng cao của Trường ĐH Cảnh sát Nhân dân.

Vừa qua, khi Tập đoàn Nguyễn Hoàng mua Trường ĐH Hoa Sen, tập đoàn này mời GS.TS Mai Hồng Quỳ, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, vừa nghỉ hưu theo chế độ về làm hiệu trưởng.

Đáng lưu ý, chỉ trong một năm, Trường ĐH Hoa Sen đã có sự thay đổi vị trí hiệu trưởng tới "chóng mặt": Khi PGS.TS Lưu Tiến Hiệp (đồng thời là chủ tịch HĐQT) hết nhiệm kỳ, trường này đã đề xuất GS Trương Nguyên Thành, một Việt kiều Mỹ, Phó hiệu trưởng điều hành, lên giữ chức hiệu trưởng. Tuy nhiên, do chưa đủ chuẩn theo quy định, trường hợp GS Trương Nguyện Thành không được chấp nhận.

Sau đó, trường này đã mời PGS.TS Trần Đan Thư, Trưởng Khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG TP.HCM về hiệu trưởng. Dù UBND TP HCM công nhận PGS.TS Trần Đan Thư là hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen nhiệm kỳ 2017-2022, nhưng chỉ 4 tháng sau ông đã phải viết đơn từ nhiệm do trường đổi chủ.

Ngoài ra, tập đoàn Nguyễn Hoàng cũng mời ông Vũ Minh Trí, cựu CEO Microsoft Việt Nam về làm phó tổng giám đốc phụ trách đại học. Rất tiếc, khi thời gian công tác chưa được bao lâu đã có tin ông Trí chuyển sang đơn vị khác.

{keywords}
GS.TS Mai Hồng Quỳ, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM hiện tại là Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen

Năm 2012, khi Công ty cổ phần phát triển Hùng Hậu mua Trường ĐH Văn Hiến đã mời PGS.TS Trần Văn Thiện về làm hiệu trưởng nhà trường. PGS.TS Trần Văn Thiện từng giữ chức vụ trưởng Khoa Kinh tế lao động, trưởng Khoa Kinh tế phát triển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển nguồn nhân lực, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM.

Tại phía Bắc, khi ông Hồ Xuân Năng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Vicostone (VCS) chính thức trở thành Chủ tịch Trường ĐH Thành Tây, ông từng mời TS. Đàm Quang Minh về làm hiệu trưởng. Ông Minh từng là hiệu trưởng của Trường ĐH FPT, được bổ nhiệm tháng 9/2014 ở tuổi 35, được mệnh danh là hiệu trưởng đại học trẻ nhất Việt Nam khi đó.

Ở Trường ĐH Thành Tây, ông Minh cũng chỉ làm hiệu trưởng một năm. Hiện tại ông là Chủ tịch HĐQT và Hiệu trưởng Trường ĐH Phú Xuân (Huế), còn Trường ĐH Thành Tây (đã đổi tên thành Trường ĐH Phenikaa) đã mời PGS.TS Ngô Văn Hiền, từng là Chánh văn phòng Học viện Tài chính về làm hiệu trưởng. Hiện tại, Trường ĐH Phenikaa đã có hiệu trưởng mới. “Người được chọn” là ông Phạm Thành Huy, Nguyên Viện trưởng Viện AIST, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.

Lê Huyền

Nữ tiến sĩ là hiệu trưởng đầu tiên của Trường ĐH Khoa học

Nữ tiến sĩ là hiệu trưởng đầu tiên của Trường ĐH Khoa học

Người hiệu trưởng đầu tiên của Trường ĐH Khoa học của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa là nữ tiến sĩ khoa học Hoàng Thị Nga.

Hiệu trưởng không đủ chuẩn, hàng nghìn bằng tốt nghiệp của SV có còn giá trị?

Hiệu trưởng không đủ chuẩn, hàng nghìn bằng tốt nghiệp của SV có còn giá trị?

Việc hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ và Tin học TP.HCM không được Bộ GD-ĐT công nhận bằng thạc sĩ, tiến sĩ đặt ra câu hỏi: Hàng nghìn tấm bằng tốt nghiệp do vị này đã ký có giá trị như thế nào?

Bà Mai Hồng Quỳ làm hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen

Bà Mai Hồng Quỳ làm hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen

GS Mai Hồng Quỳ, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM sẽ làm hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen.

4 ứng viên thi tuyển chức danh hiệu trưởng Trường ĐH Y dược Hải Phòng

4 ứng viên thi tuyển chức danh hiệu trưởng Trường ĐH Y dược Hải Phòng

Ngày 8/12, 4 ứng viên tham gia thi tuyển chức danh hiệu trưởng Trường ĐH Y dược Hải Phòng đã thuyết trình đề án để ứng tuyển vị trí người đứng đầu trường đại học này.