- Phiên họp toàn thể lần thứ 7 của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội diễn ra chiều ngày 25/9 tập trung bàn về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

GS Mỹ thiếu chuẩn hiệu trưởng Việt Nam: Cần sửa ngay Luật Giáo dục Đại học

Sửa Luật Giáo dục Đại học: Gỡ 3 điểm nghẽn, cần người tài tâm

Sửa đổi Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học

{keywords}
Phiên họp toàn thể lần thứ 7 của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội diễn ra chiều ngày 25/9 bàn về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Ảnh: Thuý Nga

 

Về vấn đề tự chủ đại học, trong đó cốt lõi là thành lập Hội đồng trường (HĐT), đại biểu Hồ Thanh Bình (tỉnh An Giang) góp ý: trong dự thảo chưa thấy phương pháp, cách thức bầu chọn HĐT.

“Hiện nay đây đang là lo ngại của nhiều hiệu trưởng. Có nên chăng đưa ra một nguyên tắc chọn hiệu trưởng theo hướng các HĐT tự chủ từ lúc xác định tiêu chí hiệu trưởng. Phương pháp tuyển chọn phải mang tính độc lập trước khi các cơ quan có thẩm quyền chọn lựa và công nhận”.

Đại biểu Bình cũng băn khoăn ở điều 54 về nội dung “trình độ giảng viên phải từ thạc sĩ trở lên, trừ trợ giảng”. “Nên nêu rõ khái niệm trợ giảng. Trên thế giới, người ta thường dùng trợ giảng là sinh viên nghiên cứu thạc sĩ, tiến sĩ. Còn ở Việt Nam thì không biết như thế nào. Mỗi nơi diễn dịch một cách khác nhau”.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (tỉnh Ninh Thuận) quan tâm tới nội dung tiêu chuẩn của HĐT, Hiệu trưởng. Theo đó, để tạo điều kiện thu hút nhiều ứng viên có năng lực, tâm huyết tham gia quản trị, dự thảo Luật không quy định chi tiết tiêu chuẩn về độ tuổi, số nhiệm kỳ liên tiếp của các chức danh Chủ tịch HĐT, Hiệu trưởng mà giao cho trường tự chủ quyết định theo quy chế và hoạt động trên cơ sở phù hợp với quy định chung của pháp luật.

{keywords}
Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (tỉnh Ninh Thuận) góp ý về tiêu chuẩn với HĐT, Hiệu trưởng. Ảnh: Thuý Nga

Bà Hương góp ý: “Nếu không đặt ra tiêu chí về độ tuổi thì có tương quan với các luật khác hay không? Cần nói rõ hơn điều này áp dụng với mô hình cơ sở giáo dục đào tạo nào? Nếu tiêu chí mở quá thì cũng khó khăn cho các đối tượng khác. Ví dụ như lớn tuổi mà ở hoài vị trí đó…”

Thứ hai là việc không quy định mức trần học phí đối với các trường đại học công lập, theo bà, trên thực tế tiếp xúc cử tri, nhiều trường khi chiêu sinh báo cáo học phí rất thấp, các em vào trường rồi mới tăng, gây bức xúc cho phụ huynh.

Đại biểu Tô Thị Bích Châu (TP.HCM) thì cảnh báo việc tạo điều kiện cạnh tranh công bằng, dân chủ trong việc mở ngành đào tạo. “Với một số chuyên ngành cần phải giới hạn lại, ví dụ như ngành Y. Cách đây rất lâu, tôi từng phụ trách văn xã của phường. Có những điều dưỡng đi làm 2 năm rồi mà lấy ven cũng không được, đo huyết áp cũng không đúng. Lo nhất là khâu tái kiểm định” – bà nói.

Trả lời góp ý của các đại biểu, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định không có đất nước nào có mô hình, hệ thống giáo dục đại học giống nhau. Khi chúng ta xây dựng một hệ thống trong bối cảnh mới, phải có nguyên tắc đầu tiên là kế thừa.

Đồng tình với đại biểu Phan Thanh Bình, ông Nhạ cho rằng HĐT là một trong những vấn đề cốt lõi. “Khi thực hiện tự chủ, phải kiện toàn HĐT. Nếu HĐT không có thực quyền thì không tự chủ được” – Bộ trưởng nhấn mạnh.

{keywords}
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời các đại biểu tại phiên họp. Ảnh: Thuý Nga

Về vấn đề không quy định độ tuổi của Chủ tịch HĐT và Hiệu trưởng, ông Nhạ cho biết trong dự thảo không đưa vào nhưng vẫn áp dụng theo Luật công chức, viên chức.

Bộ trưởng cho biết không cần quá lo lắng về vấn đề trần học phí. “Bây giờ các trường cũng không thể muốn nâng học phí bao nhiêu thì nâng. Các trường cũng đang rất khó khăn trong việc xác định mức học phí để thu hút được học sinh. Nâng cao quá thì các em không vào”.

Quan trọng hơn là theo quy định, khi tuyển sinh phải công bố học phí toàn khoá học ngay từ đầu, để tránh tình trạng vào rồi mới nâng.

“Việc không quy định trần học phí để tránh tình trạng có trường chất lượng thấp nhưng tăng kịch trần, có trường muốn đầu tư để tăng chất lượng nhưng vì vướng trần nên dừng lại, gây cản trở cho trường”.

Theo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, một số ý kiến đại biểu đề nghị quy định rõ chính sách xã hội hoá GDĐH để phát triển các trường tư thục, không được đồng nhất nhà trường với doanh nghiệp, không thương mại hoá giáo dục, làm rõ khái niệm cơ sở GDĐH tư thục không vì lợi nhuận và chính sách ưu tiên cho mô hình này.

Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng làm rõ các khái niệm về trường tư thục, trường tư thục không vì lợi nhuận. Để tạo hành lang pháp lý cho các trường đại học không vì lợi nhuận, dự thảo Luật quy định rõ, với cơ sở GDĐH không vì lợi nhuận, nhà đầu tư phải thực hiện cam kết: không rút vốn, không hưởng lợi tức, không chia lợi nhuận. Nhà nước có chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển các cơ sở GDĐH tư thục không vì lợi nhuận.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho rằng, có 3 vấn đề lớn trong dự thảo, đó là tự chủ đại học, phát triển hệ thống đại học tư thục và đi liền với đó là nguyên tắc cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục đại học. 

Nguyễn Thảo

Trao quyền cho hội đồng trường, trường tự chủ tài chính, tuyển sinh

Trao quyền cho hội đồng trường, trường tự chủ tài chính, tuyển sinh

Sáng ngày 13.3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp và cho ý kiến về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học.

Làm gì để hội đồng trường có thực quyền?

Làm gì để hội đồng trường có thực quyền?

Một lần nữa chủ đề "hội đồng trường" lại thu hút nhiều ý kiến tại hội nghị do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày 15/12.

Sinh viên tham gia hội đồng trường có thiết thực?

Sinh viên tham gia hội đồng trường có thiết thực?

Một trong những điểm mới gây tranh cãi trong dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi, bổ sung là quy định sinh viên bắt buộc phải nằm trong Hội đồng trường (HĐT).

Nhiều tranh cãi về nhân sự trong hội đồng trường

Nhiều tranh cãi về nhân sự trong hội đồng trường

Góp ý dự luật Giáo dục sửa đổi, nhiều đại biểu dồn sự quan tâm đến việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn, thành viên của hội đồng trường bởi việc này cũng liên đới đến việc bầu hiệu trưởng.

Đưa quyền phế truất hiệu trưởng của hội đồng trường vào luật

Đưa quyền phế truất hiệu trưởng của hội đồng trường vào luật

Nhiều ý kiến, đề xuất đã được đưa ra tại buổi tọa đàm góp ý sửa đổi Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học do Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam tổ chức sáng 21/9.