H., một học sinh lớp 8 ở Hà Nội gần đây có biểu hiện đau bụng, mệt mỏi trong nhiều ngày. 

{keywords}
Học trực tuyến. Ảnh minh họa

H. thường xuyên bị mất ngủ, gặp ác mộng và mất tập trung trong việc học, mất niềm tin vào bản thân. Kết quả thi tiếng Anh không như kỳ vọng càng khiến H. suy sụp. Dù gia đình tế nhị không gây áp lực, không chê trách nhưng H. vẫn buồn. Một lần, em dùng dao rạch giấy rạch một vết nhỏ dưới cánh tay, gây chảy máu. Cảm thấy việc này giúp mình giải tỏa căng thẳng, H. tiếp tục lặp lại hành vi đó.

Đưa con đến bệnh viện để thăm khám, kiểm tra, bố mẹ em mới biết con bị rối loạn tâm lý, stress từ lâu.

Theo Ths.BS Nguyễn Viết Chung, Khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện E (Hà Nội), H. gặp vấn đề về tâm lý từ trước. Qua đợt giãn cách và học online vì dịch bệnh Covid-19, vấn đề càng bộc lộ rõ hơn. Số lượng bài tập nhiều, phương thức học thay đổi khiến H. bị áp lực.

Bác sĩ Chung cho biết, đa phần trẻ gặp rối loạn tâm lý có biểu hiện ít nói, ít chia sẻ với bố mẹ, giáo viên. Trẻ có kết quả học tập sút kém, học không tập trung. Ngoài ra, khi ở nhà, trẻ thường dễ khóc, mè nheo hơn. Với những trẻ vị thành niên, các em có biểu hiện chống đối, nổi loạn. Nhiều trẻ bị rối loạn tâm lý còn có biểu hiện như đau đầu, đau bụng nhưng đi khám không có bệnh lý về cơ thể.

Đặc biệt, khi bị rối loạn tâm lý lâu dài dẫn đến học sinh có xu hướng tự làm đau, hủy hoại bản thân, thường xảy ra ở các bé gái. “Phổ biến nhất là trẻ dùng cạnh của thước kẻ, dao rạch giấy, bút… những vật dụng quen thuộc, để cứa vào tay, chân, đùi nhằm giải tỏa.

"Các em chọn những vị trí khuất để rạch, làm đau mình vì bệnh nhân không muốn để ai phát hiện”, Bác sĩ Nguyễn Viết Chung cho biết.

Bác sĩ Chung nhận định, trước đây, học sinh có các hoạt động thể chất (giờ thể dục), các hoạt động ngoại khóa như tham quan, cắm trại, hay chỉ đơn giản đến lớp gặp bạn bè tâm sự nói chuyện… giúp các em giải tỏa căng thẳng.

Tuy nhiên, khi các hoạt động trên không thể duy trì, trẻ bị "giam" trong không gian kín kéo dài gây nhiều tác động không tốt đến tâm lý. Cho dù có các kết nối online như Messenger, Zalo…nhưng không thể thay thế được việc gặp trực tiếp giúp trẻ chia sẻ và tâm sự, vui đùa với nhau.

{keywords}
Ths.BS Nguyễn Viết Chung

Ngoài ra nữ sinh thường dễ bị rối loạn tâm lý hơn nam sinh, dễ lo âu, áp lực và sức khỏe kém hơn. Điều này cần sự sâu sát, quan tâm của phụ huynh với con để kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường. Ngoài ra, phụ huynh nên dành thời gian để nói chuyện, quan sát con nhiều hơn.

Giữ gìn đôi mắt và xương khớp

Không chỉ về tâm lý, trẻ còn gặp các vấn đề về mắt, xương khớp khi học trực tuyến kéo dài. BS Minh Châu, Khoa Mắt trẻ em, Bệnh viện Mắt Trung ương, cho biết, nếu làm việc với các thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại…) trong thời gian dài, mắt trẻ sẽ phải điều tiết gây ra mỏi mắt, cận thị.

BS Minh Châu cho rằng, phụ huynh và giáo viên nên áp dụng phương pháp "20-20-20", tức là sau 20 phút, trẻ được khuyến khích nhìn xa 20 feet (khoảng hơn 6m) trong vòng 20 giây. “Tối đa, 1 tiết học 45 phút, các bạn nhỏ phải được đứng dậy vận động nhẹ và nhìn xa để giảm áp lực cho mắt”, BS Châu nói.

Cũng theo BS Châu, hoạt động ngoài trời với không gian rộng, tầm nhìn xa trên 6m sẽ có ích cho mắt trẻ, hạn chế cận thị bởi ánh sáng tự nhiên tốt, cường độ ánh sáng cao khiến mắt không phải điều tiết nhiều. Trong khi đó, ánh sáng trong phòng dù bật tất cả các thiết bị điện vẫn không đủ ánh sáng cho các hoạt động của mắt ở trạng thái tốt nhất.

“Ngoài ra, máy vi tính còn có ánh sáng xanh - tác động đến tế bào võng mặc, tiếp xúc lâu dài sẽ không tốt cho mắt trẻ”, BS Minh Châu nhấn mạnh.

Bác sĩ  Bệnh viện Mắt Trung ương cũng khuyến cáo, giữa giờ học, các giáo viên nên học sinh vận động khoảng 5-10 phút. Vào mỗi sáng sớm hoặc buổi chiều, dù không đến trường, bố mẹ cũng cho các con ra ngoài vận động, tập thể dục tối thiểu 30 phút để hạn chế con tiếp xúc máy tính, điện thoại nhiều. Việc này giúp trẻ có không gian rộng để mắt được nhìn xa hơn trong ánh sáng tự nhiên nhằm giảm quá trình co bóp điều tiết của mắt.

“Ăn nhiều rau củ quả màu vàng, màu đỏ chứa vitamin A, sắt các yếu tố vi lượng hay thực phẩm như cá biển cũng tốt cho tế bào võng mạc. Quan trọng nhất vẫn là vận động ngoài trời với ánh sáng tự nhiên”, BS Minh Châu nhấn mạnh.

Ngoài ra, để trẻ không bị ảnh hưởng xương khớp khi phải tiếp xúc liên tục với thiết bị điện tử nhiều giờ, Khoa Y, ĐH Y Dược TP.HCM đã đưa ra khuyến cáo, phụ huynh phải bố trí bàn và ghế cho trẻ ngồi học phù hợp với chiều cao của trẻ, tư thế ngồi học trung tính. Cụ thể, chọn bàn và ghế phù hợp với chiều cao của trẻ. Có thể bố trí thêm các vật dụng hay dụng cụ hỗ trợ (cung cấp chỗ dựa tay, kê cao khuỷ, cánh tay…) để có thể đạt được tư thế khuyến cáo.

Trẻ ngồi trên ghế, đùi nên để ở tư thế nằm ngang (thường được nâng đỡ bởi đệm ghế), cẳng chân thẳng đứng, lòng bàn chân chạm sàn hoàn toàn (có thể dùng vật kê nếu chân trẻ không chạm sàn). Nên dùng ghế có lưng tựa cho con, khi ngồi học, giữ đầu và cổ thẳng (không xoay, nghiêng hay cúi đầu).

Để bảo vệ cơ, xương khớp, khi học trẻ phải giữ lưng thẳng, có thể hơi ngả ra sau với ghế tựa (lưng vẫn giữ thẳng), không xoay, vẹo thân trên. Bên cạnh đó, vai trẻ được thả lỏng, cánh tay buông thõng cạnh cơ thể, khuỷ tay sát cơ thể, góc giữa cẳng tay và cánh tay trong khoảng 90-120 độ. Cẳng tay, cổ tay, bàn tay thẳng hàng và gần như song song với sàn.

Khuyến cáo của ĐH Y Dược TP.HCM cũng lưu ý, trẻ không nên ngồi quá lâu ở một tư thế, hãy chủ động đổi tư thế mà vẫn đảm bảo lưng và đầu thẳng, chân được nâng đỡ và mắt ở khoảng cách phù hợp.

Phương Lê

UB Văn hóa – Giáo dục Quốc hội: Cần giải pháp chiến lược về học online

UB Văn hóa – Giáo dục Quốc hội: Cần giải pháp chiến lược về học online

Bà Nguyễn Thị Tuyết Nga, ĐBQH Quảng Bình- Uỷ viên chuyên trách Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Quốc hội cho rằng, việc dạy, học trực tuyến sẽ là một cấu phần quan trọng trong hoạt động của ngành giáo dục, vì thế cần có giải pháp mang tính chiến lược. 

Nhiều thứ 'oái oăm', phụ huynh xin 'buông' việc học online của con

Nhiều thứ 'oái oăm', phụ huynh xin 'buông' việc học online của con

Xác định phải đồng hành cùng con trong thời gian học online, nhưng không ít phụ huynh choáng váng khi thấy số lượng bài tập hàng ngày con phải giải quyết quá nhiều.

Hiệu trưởng nhắn nhủ khi phụ huynh 'đến giới hạn chịu đựng' học online

Hiệu trưởng nhắn nhủ khi phụ huynh 'đến giới hạn chịu đựng' học online

“Khi dạy online, giáo viên không nên nóng vội “chạy chương trình”, mà hãy xây dựng bài giảng ngắn gọn, dễ hiểu, hấp dẫn; có nhiều tương tác với học sinh để tiết học ngắn lại, đồng thời nên giao ít bài tập hơn…”.

Nhiều gia đình sắp 'nổ tung' vì biểu hiện bất thường của con cái

Nhiều gia đình sắp 'nổ tung' vì biểu hiện bất thường của con cái

Ở một số gia đình, việc con cái cả ngày ôm điện thoại, máy tính đang gây ra tình trạng căng thẳng.

Bộ GD-ĐT tập huấn hỗ trợ tâm lý cho học sinh

Bộ GD-ĐT tập huấn hỗ trợ tâm lý cho học sinh

Ngày 21/10, Bộ GD-ĐT khai mạc chương trình tập huấn trực tuyến cho cán bộ, giáo viên ở các trường phổ thông về tư vấn, hỗ trợ tâm lý học sinh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.