Về điều này, Bộ GD-ĐT cho hay, Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy thực hiện tự chủ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, thực hiện hội nhập quốc tế và đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trình độ, chất lượng cao, góp phần phát triển đất nước.

Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 99/2019/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học sửa đổi, làm căn cứ pháp lý để các trường đại học mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ, gắn chặt với trách nhiệm giải trình, trong đó có trách nhiệm giải trình về chi phí đào tạo và mức thu học phí.

Theo quy định tại khoản 17 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi, cơ sở giáo dục đại học được thực hiện tự chủ khi đáp ứng các điều kiện sau: (i) đã thành lập hội đồng trường - đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp; (ii) đã ban hành và tổ chức thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động; quy chế tài chính; quy chế, quy trình, quy định quản lý nội bộ khác và có chính sách bảo đảm chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn quy định; (iii) thực hiện phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đến từng đơn vị, cá nhân trong cơ sở; (iv) công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và thông tin khác theo quy định.

Lộ trình tăng học phí là không thể tránh khỏi!

Theo Bộ GD-ĐT, trong kỳ tuyển sinh năm học 2020-2021, lộ trình tăng học phí của một số trường đại học công lập thực hiện quyền tự chủ về tài chính và tài sản đều đã được công bố, thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của trường và các phương tiện thông tin đại chúng trước kỳ tuyển sinh để xã hội, phụ huynh và thí sinh biết.

Dù vậy, việc tăng học phí cao hơn so với các năm học trước cũng đã làm cho một số gia đình có con em có nguyện vọng học đại học tại các trường này gặp khó khăn.

{keywords}
Ảnh minh họa.

Bộ GD-ĐT cho rằng lộ trình tăng học phí là điều không thể tránh khỏi khi các trường đại học áp dụng cơ chế tự chủ về tài chính để nâng cao chất lượng đào tạo.

Song, theo Bộ GD-ĐT, thực tế, cùng với việc tăng học phí, kỳ tuyển sinh năm nay, các trường tự chủ cũng đã sử dụng nhiều chính sách hỗ trợ học bổng, chính sách học phí, chính sách tín dụng để hỗ trợ cho sinh viên. Ví dụ, Trường ĐH Y Dược TP.HCM đã dành 8% học phí hỗ trợ sinh viên nghèo học giỏi, ngoài ra còn có các giải pháp hỗ trợ sinh viên như học bổng cho sinh viên giỏi, miễn giảm học phí cho sinh viên khó khăn.

Bộ GD-ĐT cho biết, hiện, Bộ đang xây dựng Nghị định quy định khung giá dịch vụ giáo dục đào tạo của cơ sở giáo dục công lập; cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2021-2022 (thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ). Theo đó, mặc dù các cơ sở giáo dục đại học tự chủ tài chính, có lộ trình tăng học phí nhưng vẫn phải bảo đảm mức học phí trong khung giá dịch vụ giáo dục đào tạo theo quy định của Chính phủ hoặc phương án tự chủ tài chính phải được cơ quan chủ quản phê duyệt.

Đông Hà

Tự chủ đại học: Đặt hết gánh nặng tài chính lên 'vai' người học?

Tự chủ đại học: Đặt hết gánh nặng tài chính lên 'vai' người học?

Có ý kiến cho rằng, nhà nước chỉ nên quy định mức học phí tối thiểu, chưa nên quy định mức tối đa, cho phép các trường tự tính chi phí theo chuẩn đầu ra ngang bằng các đại học tiên tiến thế giới, nhằm thu hút ‘du học nội địa’.