Trường kêu khó chủ động vì nhiều "ảo"

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tuyển sinh đại học năm 2019 diễn ra sáng nay (17/7), Bộ GD-ĐT đặc biệt nhắc nhở về trách nhiệm giải trình và các chế tài khi trường vi phạm quy chế tuyển sinh.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) nhấn mạnh rằng Bộ cho phép các trường tự chủ trong tuyển sinh nhưng những trường nào tuyển vượt chỉ tiêu thì nhà trường và các cá nhân liên quan phải chịu trách nhiệm.

Các cơ sở giáo dục đại học vi phạm quy định về đối tượng, điều kiện, chỉ tiêu tuyển sinh sẽ bị trừ chỉ tiêu năm tiếp sau, xử phạt hành chính và không được tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh trong 5 năm tiếp theo.

Đây là hình thức xử phạm nặng kéo dài hết một nhiệm kỳ hiệu trưởng”, ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT trường Đại học FPT nhìn nhận.

Ở đầu cầu TP.HCM, lãnh đạo một số trường đại học nói rằng vấn đề này khá đau đầu.

{keywords}

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Ảnh: Hoàng Tiến

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM nói rằng hiện có quá nhiều phương thức tuyển sinh làm cho tình trạng thí sinh ảo tăng mạnh.

Ví dụ mới đây, trường Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM gọi báo thí sinh trường chuyên trúng tuyển và nhập học thì được biết các em cũng trúng tuyển nhiều trường khác.

Ông Dũng lo lắng về “án phạt” khi trường vượt chỉ tiêu tuyển sinh. Với quy định và chỉ tiêu như hiện nay, hiệu trưởng các trường rất lo vì tuyển sinh vượt sẽ bị phạt, nhưng tuyển không được thì không đủ "nuôi quân". Mà đa phần tuyển vượt đều là những trường có uy tín.

"Vậy gọi bao nhiêu là vừa? Trước đây, Bộ từng nhắn tin yêu cầu các trường gọi vừa thôi, nhưng làm theo Bộ thì năm đó không tuyển đủ chỉ tiêu. Do đó, Bộ GD-ĐT nên tính toán lại chuyện thưởng – phạt trong tuyển sinh”, ông Dũng góp ý.

PGS-TS Trần Hoàng Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM nói thế rằng vấn đề tuyển sinh là câu chuyện cực kỳ đau đầu với các trường.

“Bộ GD-ĐT phải xem lại. Như trường Trường ĐH Luật TP.HCM có kỳ thi đánh giá năng lực riêng. Với 4.000 thí sinh đăng ký, thi xong trường có thể công bố điểm trúng tuyển ngay. Nhưng điều đó là không được, trường vẫn phải chờ tham gia lọc ảo. Thật sự trường chúng tôi không ảo nhưng vẫn bị bắt phải tham gia vào lọc ảo. Điều này là vô lý”.

{keywords}

PGS-TS Trần Hoàng Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM. Ảnh: Hoàng Tiến

Dưới góc độ của một trường tư, PGS.TS Đỗ Văn Xê, Hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM cho rằng, các trường không nên quá lo lắng về chuyện "ảo" hay không "ảo".

"Có nhiều phương thức tuyển sinh như vừa xét học bạ, đánh giá năng lực, ưu tiên xét tuyển, điểm thi THPT quốc gia… Như thế, có muốn lọc ảo cũng lọc không xuể. Vậy thì cứ để các trường tự tuyển, tuyển không đủ có thể xét nhiều đợt".

Phải phạt mới rõ ràng

Chánh thanh tra Nguyễn Huy Bằng cho biết, nhiều trường vẫn để xảy ra thiếu sót, sai phạm.

Chẳng hạn, đề án tuyển sinh riêng của nhiều trường không rõ ràng, nhiều thông tin chưa chính xác, một số trường còn xét tuyển không đúng đề án. Có hiện tượng nhiều trường xác định chỉ tiêu vượt quá năng lực đào tạo. Thậm chí, có trường do lo ngại tuyển nhiều giảng viên vào nhưng không có sinh viên thì không có nguồn kinh phí để duy trì bộ máy nên tăng chỉ tiêu đào tạo rất cao so với năng lực thực tế. Có trường khai 1.000 giáo viên cơ hữu, nhưng thực tế là đến khi tuyển được nhiều sinh viên mới đi ký hợp đồng giảng viên cho đủ. Những việc đó là sai quy định”, ông Bằng nói.

Trước những băn khoăn của các trường, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, về vấn đề thưởng phạt, không phải “hơi tí là phạt”.

“Có rất nhiều trường tuyển sinh ồ ạt, tuyển sinh không đảm bảo chất lượng hoặc mở ngành không đúng với  những tổ hợp kỳ lạ. Dù được nhắc nhở nhưng trường vẫn không thực hiện theo và vẫn tiếp tục liên kết bừa bãi. Tới đây, Bộ sẽ làm nghiêm chuyện này".

Người đứng đầu ngành giáo dục cho rằng nhiều trường hiện nay vẫn mất nhiều tâm sức cho xét tuyển, trong khi trường đại học còn phải trách nhiệm với người học, cam kết với họ để khi ra trường có kết quả tốt.

Do đó, tự chủ đại học là trục xuyên suốt; tuyển sinh chỉ là một khâu. Hiện nay, các trường mới tập trung vào đào tạo,  thời lượng bàn với nhau về nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, khời nghiệp, gắp kết đào tạo với sử dụng còn ít.

Thúy Nga - Thanh Hùng - Lê Huyền

"Bắt tất cả thi để xét tốt nghiệp THPT là không cần thiết"

"Bắt tất cả thi để xét tốt nghiệp THPT là không cần thiết"

 -Kỳ thi THPT quốc gia sẽ "đi" tiếp như thế nào là vấn đề đang có nhiều ý kiến khác nhau.